Người phụ nữ 43 tuổi nhổ răng khôn suýt mất mạng, lưu ý chỉ nên nhổ trong 5 trường hợp này

Rất nhiều trường hợp nhổ răng khôn gây viêm nhiễm, nguy hiểm đến tính mạng, bạn cần đặc biệt chú ý.

Mới đây, bà Lý (43 tuổi) ở Phúc Châu, Trung Quốc bất ngờ phát hiện mình bị sưng phù ở mặt, méo miệng, chân tay yếu ớt, khó nuốt, nên đến bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện bà bị viêm não tủy, cần nhập viện gấp. Sau khi chụp CT, bác sĩ cho biết tình hình của bà Lý rất nghiêm trọng, có thể mất mạng bất cứ lúc nào nên được chuẩn sang phòng đặc biệt để điều trị.

Sau hàng loạt đợt cấp cứu, tình trạng của bà Lý dần được kiểm soát, hồi phục sức khỏe sau 1 tháng. Về cơ bản tính mạng đã được đảm bảo.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, bà Lý nói rằng, cách đó vài tuần có đi nhổ răng khôn. Ban đầu, răng sưng lên nhưng bà nghĩ rằng đó chỉ là một phản ứng bình thường. Sau đó, 2 bên mặt sưng to, thậm chí đau đầu, cử động mắt hạn chế, tầm nhìn kém, đi lại không ổn định.

Bác sĩ trả lời rằng, do bệnh viêm não tủy thuộc nhóm bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, nhiễm trùng và nhiều yếu tố khác khiến dây thần kinh sọ não bị tổn thương, dẫn đến liệt nửa người, rối loạn ý thức. Thậm chí, nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trạng của bà Lý có thể do nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng.

Răng khôn nhổ được không?

Răng khôn ở vị trí trong cùng của ổ răng, thường hay mọc lệch gây đau đớn vô cùng. Khi răng khôn gây viêm và đau, nó cần phải nhổ. Nhưng trong trường hợp không có vấn đề hay triệu chứng gì, không cần phải nhổ. Dù là như thế nào, bạn cũng cần hỏi ý kiến của nha sĩ trước.

Tùy vào từng trường hợp răng khôn sẽ được cân nhắn nhổ hay không. (Ảnh minh họa)

Tùy vào từng trường hợp răng khôn sẽ được cân nhắn nhổ hay không. (Ảnh minh họa)

Răng khôn chỉ được nhổ trong một số trường hợp sau:

1. Răng khôn bị sâu

Răng khôn ảnh hưởng lớn đến các răng bên cạnh, dễ khiến thức ăn mắc kẹt lại, khó khăn để vệ sinh sạch sẽ. Vì nó nằm trong cùng nên rất dễ bị bỏ sót khi đánh răng, khả năng bị sâu răng cao. Lúc này, nó có thể gây viêm phúc mạc răng khôn, viêm lợi, viêm mô tế bào, đôi khi có thể gây nhiễm trùng huyết…, lúc này cần phải nhổ.

2. Ảnh hưởng đến sự sắp xếp răng ban đầu

Ai cũng biết răng khôn mọc muộn, lúc này sự sắp xếp của các răng khác đã tương đối cố định nên nó thường chèn ép các răng bên cạnh, khiến toàn bộ hàm răng bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

3. Lấn chiếm các răng bên cạnh

Nhiều răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch sang các răng bên cạnh, gây đau nhức và khiến răng 2 bên mọc lệch ra khỏi hàm. Nếu điều này xảy ra, nó nên được nhổ bỏ.

4. Khớp cắn bị lệch

Chúng ta biết rằng, hàm răng trên và dưới cắn với nhau phải khớp hoàn hảo. Nhưng đối với một số răng khôn, nếu nó mọc bên trên hoặc dưới không tương ứng với khớp cắn, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, khiến răng bị cộm rất khó chịu.

5. Răng bị ảnh hưởng

Răng bị móm còn do răng mọc không đúng vị trí khiến toàn bộ răng bị vùi vào xương ổ răng, gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và học tập. Nếu không may xảy ra trường hợp này thì phải nhổ răng. Tuy nhiên, trường hợp này cần nha sĩ kiểm tra kỹ hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Tử vong vì nhổ răng khôn 10 ngày sau còn chảy máu

Đừng chủ quan với bất kỳ vấn đề gì xuất hiện sau khi nhổ răng khôn, nó có thể tiềm ẩn những nguy cơ tử vong cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ( Theo QQ ) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN