Nhiều người lớn nhập viện vì bệnh tưởng chỉ gặp ở trẻ em

Sự kiện: Dịch sởi
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Do thời tiết miền Bắc chuyển mùa, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp người lớn mắc sởi phải nhập viện.

Trường hợp một nam bệnh nhân 38 tuổi ở Thanh Hoá, có tiền sử khỏe mạnh, bắt đầu sốt liên tục kèm đau họng và viêm đường hô hấp trên cách đây 5 ngày. Sau đó, anh xuất hiện các nốt ban từ mặt lan ra toàn thân, gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân cũng bị đau bụng và tiêu chảy 4-5 lần/ngày. Sau khi được chẩn đoán sốt phát ban tại bệnh viện tỉnh nhưng không thuyên giảm, anh được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ xác định bệnh nhân có hội chứng phát ban nghi sởi, kèm viêm long đường hô hấp trên. Khám họng phát hiện các hạt Koplik - chấm trắng ở niêm mạc má phải, kèm mắt đỏ cộm và sưng nề mi mắt. Kết quả xét nghiệm xác nhận bệnh nhân nhiễm virus sởi. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện không có biến chứng.

Trường hợp khác là một phụ nữ 37 tuổi ở Nam Định, sốt 3 ngày tại nhà, kèm phát ban đỏ từ mặt lan ra toàn thân, đau rát họng, đau bụng, tiêu chảy và khó thở. Sau khi điều trị kháng sinh tại bệnh viện tỉnh không cải thiện, chị được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, nơi kết quả xét nghiệm xác nhận chị mắc sởi có biến chứng viêm phổi. Sau 3 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Tại TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thời gian gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Một số người chủ quan không nhập viện khi bị sởi, đến khi kiệt sức mới đi điều trị, có phụ nữ mang thai bị sảy thai, sản phụ sinh non và không cứu được con.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây qua đường hô hấp, do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra.

Thời điểm giao mùa làm tăng số ca nhiễm, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng hoặc người lớn có miễn dịch suy giảm. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin đúng lịch và giữ vệ sinh cá nhân tốt.

Các triệu chứng của sởi bao gồm:

- Sốt cao từ 39 - 40 độ C, người nhức mỏi, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn, người xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti.

- Các nốt phát ban thường mọc ở mặt, vùng vai gáy trước rồi lan dần ra khắp cơ thể. Trong quá trình phát ban, người bệnh sẽ sốt, đau mỏi cơ liên tục cho đến khi các nốt ban phủ kín từ đầu đến chân.

- Sau vài ngày, các nốt ban sẽ bay dần đi tạo thành các vết thâm da. Khoảng 1 - 2 tuần sau các vết thâm mới biến mất. Thông thường, bệnh sởi kéo dài khoảng từ 7 - 10 ngày. Trong thời gian bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nhanh chóng, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng như: tiêu chảy cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là viêm não, mù lòa, viêm cơ tim... Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.

Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và sung huyết kết mạc mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN