Nhiều kỳ tích cảm động rớt nước mắt về hiến tặng mô tạng đã được các tác giả viết lên

Sự kiện: Sống khỏe

Những câu chuyện, sự sẻ chia, lòng biết ơn được các tác giả viết lên, để thấy được giá trị nhân văn cao cả của nghĩa cử cao đẹp “cho đi là còn mãi”.

Nhằm tri ân những con người cao cả và những gia đình đã tình nguyện hiến tặng mô, tạng để mang lại cơ hội sống cho nhiều người khác, tối ngày 21-11, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Bộ Y tế đã tổ chức buổi lễ tri ân người hiến tặng mô tạng và trao giải cuộc thi viết về đề tài hiến tặng mô/ tạng 2019 “Trao tặng yêu thương – Nối dài sự sống”

Theo đó, 11 tác giả đã có bài viết xuất sắc về đề tài hiến tặng mô tạng, cũng như kêu gọi sự ủng hộ cho trẻ em nghèo được có cơ hội ghép tạng.

BTC trao giải Nhì cho tác giả: Diệu Thu – Triệu Quang với loạt bài “Cho đi là còn mãi”, Báo điện tử Dân Việt.

BTC trao giải Nhì cho tác giả: Diệu Thu – Triệu Quang với loạt bài “Cho đi là còn mãi”, Báo điện tử Dân Việt.

Giải Nhất thuộc về tác giả Trần Mai (Quảng Ngãi) với tác phẩm “Đôi mắt Truyền nhân”.

Giải Nhì thuộc về tác giả: Diệu Thu – Triệu Quang với loạt bài “Cho đi là còn mãi”, Báo điện tử Dân Việt; Hành trình giành giật sự sống của bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được ghép gan tại Việt Nam của tác giả Cao Văn Tuân – Báo Gia đình vã Xã hội.

Đồng thời BTC cũng trao 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác giả có bài viết xuất sắc.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Bộ Y tế cho biết, tất cả các tác phẩm dự thi đều có chất liệu từ cuộc sống, là những câu chuyện được viết lên bằng cảm xúc chân thực nhất.

Đặc biệt, những tác giả viết nên những câu chuyện đều đã có trong tay tấm thẻ hiến mô tạng sau khi chết, não, luôn ủng hộ, chia sẻ với hoạt động hiến ghép tạng. Nhờ những bài viết đó mà đã lan toả những điều tốt đẹp để làm nên những câu chuyện cổ tích đời thường.

Trong sáu năm thành lập và phát triển, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia đã vận động và thu hút hơn 30 nghìn người đăng ký hiến tặng mô tạng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, con số này là 10 nghìn người.

Điều đó cho thấy hành động nhân văn này đang ngày càng được lan toả mạnh mẽ và rộng rãi hơn. Cũng nhờ đó mà rất nhiều những kỳ tích đã được viết lên.

GS, TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Bộ Y tế cho biết, để thực hiện thành công ca ghép tạng cần có bốn yếu tố: chuẩn người cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị nhân lực kỹ thuật, theo dõi và chăm sóc sau ghép. Việt Nam đã thực hiện ba khâu rất tốt với 20 trung tâm ghép tạng gồm cả tại bệnh viện tỉnh, huyện đều có thể chăm sóc người sau ghép tốt.

Tuy nhiên, khâu người hiến tặng mô, tạng đang là vấn đề lớn của ngành ghép tạng. “Người Việt Nam rất nhân văn, có thể cho sống dù không cùng huyết thống. Nhưng tôi rất tiếc, nhiều người hôn mê sâu, bị chết não có thể hiến tặng tạng nhưng chúng ta lại vẫn không bỏ qua được suy nghĩ phải chôn nguyên vẹn. Trong những năm qua, có nhiều gia đình đã quyết định hiến tặng mô tạng của con mình, chồng mình khi không may người thân của họ bị chết não. Ngày hôm nay, tôi vô cùng cảm động và xin được tri ân với gia đình những người hiến tặng mô, tạng để cứu những người bệnh mà chúng tôi không thể cứu”, GS Sơn nói.

Ngành ghép tạng nước ta đang ngày càng được khẳng định, đằng sau sự tiến bộ ấy không thể không nhắc đến công tác điều phối tạng và vận động tuyên truyền tới người dân về nghĩa cử hiến tặng mô tạng.

GS Trịnh Hồng Sơn bày tỏ mong muốn: “Các bạn hãy góp một phần là một bác sĩ nhỏ bé để thúc đẩy phong trào hiến tặng mô tạng cùng chúng tôi, để nối dài sự sống thêm cho nhiều người mắc bệnh nặng”.

Tại buổi lễ, chương trình đã dành thời gian tri ân những người đã hiến tặng mô tạng khi chết não và cả khi còn sống.

Con trai hiến tạng, mẹ già gạt nước mắt nghe người trong làng dị nghị “bán tạng”

Đang đi mua đồ làm công trình cho 1 người trong làng thì bị tai nạn tự ngã, đâm vào gồ bê tông chắn xe lớn đi vào đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN