Nhiều ca mắc cúm A phải thở máy, ai dễ có nguy cơ diễn biến nặng?

Sự kiện: Cảm cúm

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn.

Thời tiết các tỉnh miền Bắc thay đổi khiến bệnh nhân mắc cúm A có xu hướng gia tăng, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một tháng trở lại đây, số ca cúm A vào viện gia tăng nhanh chóng. Hiện cơ sở này đang điều trị cho hơn 15 bệnh nhân cúm A nặng, trong số đó có 8 bệnh nhân có bệnh lý nền.

Trẻ mắc cúm A nhập viện. (Ảnh: BVCC).

Trẻ mắc cúm A nhập viện. (Ảnh: BVCC).

Riêng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, có 3 trong số 4 ca cúm A nặng phải thở máy. Đáng chú ý, các ca này đều có bệnh nền.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhi mắc cúm A và điều trị tăng gấp 3 lần so với tháng 2–3/ 2023. Mỗi ngày giao động từ 60-80 ca bệnh nội trú, chiếm khoảng một nửa số trẻ điều trị tại bệnh viện.

Các trường hợp đều khởi phát từ các triệu chứng thông thường như sốt, ho, khó thở..., một số trẻ không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi test nhanh đều mắc cúm A.

ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, 2 đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền.

Người mắc các bệnh nền liên quan trực tiếp đến hô hấp là tim mạch (cao huyết áp, bệnh mạch vành…) và phổi (viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính...).

Do đó, cơ địa bệnh nền là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân cúm A đang điều trị diễn biến nặng rất nhanh.

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn: Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất. Những trẻ có bệnh lý nền, trẻ ở môi trường đông đúc có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Trên thực tế, đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải nhập viện.

Để phòng, chống bệnh cúm A, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chú trọng vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm, như sốt, ho, sổ mũi,… người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh; vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường. Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế, tránh xảy ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, những người có sức đề kháng kém, như trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính… dễ lây nhiễm cúm A. Bởi vậy, để phòng bệnh cúm A chủ động, người dân nên đến các phòng tiêm chủng vắc-xin dịch vụ để tiêm vắc-xin phòng cúm đầy đủ và đúng lịch.

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp bệnh nhân có thể đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:

- Đau họng và ho.

- Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

- Sốt và ớn lạnh.

- Nhức đầu và nhức mỏi cơ thể.

- Cảm thấy mệt mỏi.

- Có thể kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy…

Nguồn: [Link nguồn]

Sốt, đau đầu, đau họng: Làm sao để phân biệt cúm A và viêm họng cấp?

Bạn bị sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… và băn khoăn không biết là liệu mình chỉ bị nhiễm lạnh, viêm mũi họng cấp thông thường hay là bị nhiễm cúm, đặc biệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN