Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ “2 chữ” tai hại

Ung thư là “sát thủ” của sức khỏe.

Ngoài yếu tố di truyền gen khối u, một số thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt cũng có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt việc mắc ung thư có liên quan mật thiết đến hai chữ “tiết kiệm” và “lười biếng”.

Tiết kiệm

1. Không vứt rau củ quả hỏng

Nhiều loại thực phẩm sau khi mua về lâu sẽ bị ôi thiu như lạc, ngô, táo... Để tiết kiệm, nhiều người cắt bỏ những phần ôi thiu, mốc meo rồi ăn tiếp.

Tuy nhiên, các loại thực phẩm có tinh bột như đậu phộng và ngô bị ôi thiu, biến chất có thể sinh ra độc tố aflatoxin, ăn lâu dài có thể gây ung thư gan; các loại trái cây bị thối rữa như táo và chuối có thể gây rối loạn chuyển hóa và phù thận ở những trường hợp nhẹ, tổn thương dây thần kinh, hệ hô hấp, tiết niệu trong trường hợp nặng, thậm chí ung thư gan.

Khi thực phẩm bị thiu, mốc, nên bỏ hết chứ không nên tiết kiệm.

2. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn

Một số người tiết kiệm tiền luôn lo lắng về mức tiêu thụ điện năng của máy hút mùi và họ không muốn bật nó khi nấu ăn.

Dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra một lượng lớn chất độc hại, có thể gây ung thư, đồng thời gây khô mắt, khô họng, tức ngực, chóng mặt và các chứng khó chịu khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiếp xúc với khói trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ tăng cao.

3. Không muốn thay đổi đồ dùng hằng ngày

Một số người sử dụng thớt và đũa tre trong nhà bếp vài năm, nhưng những nơi tưởng chừng “kín đáo” này rất dễ che giấu bụi bẩn.

Thớt dùng lâu ngày, trên thớt có nhiều vết dao, đũa tre, gỗ dùng lâu ngày dễ bị nứt, dễ ẩn chứa cặn thức ăn, dẫn đến nấm mốc, có thể sinh ra chất gây ung thư aflatoxin , làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và các bệnh khác. Đồng thời, gian bếp tương đối ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa, thớt, đũa gỗ dễ bị mốc, phải kịp thời thay thế.

Thớt, đũa sau nửa năm sử dụng nên thay mới, nếu bị mốc thì phải vứt bỏ, khi sử dụng thớt phải chú ý thái riêng đồ sống và đồ chín, đồng thời khử trùng thường xuyên.

4. Không vứt đồ ăn thừa, không bảo quản đúng cách

Nhiều người có thói quen ăn các món để qua đêm, kiểu “tiết kiệm” này cũng dễ sinh bệnh cho cơ thể.

Rau để qua đêm không những mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ sinh sôi vi khuẩn, người có chức năng đường tiêu hóa yếu sau khi ăn sẽ dễ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, để rau qua đêm sẽ sinh ra nitrit, lâu ngày có thể gây đột biến tế bào và ung thư dạ dày.

Các món ăn sau khi nấu chín nên ăn ngay, nếu không thể ăn hết thì nên đậy kín và cho vào tủ lạnh kịp thời, ăn càng sớm càng tốt, nếu hôm sau ăn thì phải hâm nóng ở nhiệt độ cao.

"Lười biếng" cũng liên quan đến nhiều bệnh ung thư

1. Quá lười ăn sáng

Bữa sáng rất quan trọng, khoảng 30% năng lượng hằng ngày mà cơ thể con người cần đến từ bữa sáng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên, nhân viên văn phòng thường bỏ bữa sáng để ngủ lâu hơn, ngày nghỉ thường ngủ đến trưa, ăn sáng liền với ăn trưa.

Bỏ bữa sáng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, dễ mắc các triệu chứng hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu; tuyến giáp và các hệ thống nội tiết khác cũng dễ bị rối loạn, khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ dẫn đến táo bón, viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh khác tăng lên.

Đảm bảo ăn sáng đúng giờ, tốt nhất không nên muộn hơn 9:30 và nên đủ chất dinh dưỡng.

Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ “2 chữ” tai hại - 1

2. Lười vận động

Nhiều người thường ngồi rất lâu trong văn phòng, lười vận động. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngồi lâu sẽ làm chậm nhu động ruột, tăng nguy cơ viêm ruột thậm chí ung thư ruột kết, đồng thời dẫn đến béo phì, béo phì là nguy cơ cao dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.

Mọi người nên đứng dậy đi lại thường xuyên, đồng thời kiên trì tập thể dục cường độ vừa phải 30-40 phút mỗi ngày để kiểm soát chất béo và giảm cân.

Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ “2 chữ” tai hại - 2

3. Lười khám sức khỏe, bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh sớm

Nhiều bệnh, trong đó có ung thư, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, mọi người lại lười đến bệnh viện khám, bỏ qua các dấu hiệu ung thư trên cơ thể, bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, chần chừ trở thành bệnh nan y.

Ví dụ, tỷ lệ sống sót trung bình 5 năm của ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cao tới 90%, trong khi tỷ lệ sống sót ở giai đoạn muộn chỉ là 14%. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao và cần chú trọng tầm soát ung thư, phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao không hút thuốc lá vẫn có thể mắc ung thư phổi?

Cùng lắng nghe Ths.BS CKII Vũ Xuân Huy, Phó Trưởng Khoa Xạ tổng hợp Tân Triều, Bệnh viện K giải đáp mắc tại sao không hút thuốc lá vẫn có thể mắc ung thư phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN