Nhiệt miệng và 6 lầm tưởng cần tránh

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng, đau nhiều và dễ tái phát. Bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào. Chính vì lẽ đó nhiều người hiểu sai và rất lo lắng về căn bệnh này.

1. Nhiệt miệng là do thiếu vitamin

Nhiệt miệng tái phát liên tục khiến nhiều người cho rằng nguyên nhân là do thiếu vitamin. Điều này chưa hẳn đúng. Đến nay, nguyên nhân của nhiệt miệng chưa được biết rõ, có thể do sự phối hợp của gen, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.

‎‎‎‎Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng là do thiếu các yếu tố vi lượng: Sắt, folate, vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm.

Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố nguy cơ gây ra nhiệt miệng trong đó có thay đổi nội tiết (kinh nguyệt, mang thai…) hoặc do chấn thương tại chỗ như quá trình chải răng, thậm chí lo lắng, trầm cảm, stress liên quan đến công việc và những trạng thái tâm thần khác cũng có thể gây nhiệt miệng tái phát.

2. Nhiệt miệng không cần kiêng ớt, tiêu

Khi bị nhiệt miệng để nhanh khỏi và tránh tái phát, việc hạn chế đối đa các thực phẩm cay nóng, tiêu, ớt rất quan trọng. Nếu không hạn chế, kiêng cữ những thực phẩm cay nóng sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, vì vết loét gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Điều này khiến bạn có tâm lý khó chịu, căng thẳng. Tâm lý không thoải mái cũng khiến bệnh lâu khỏi.

Thay đổi nội tiết, stress và những trạng thái tâm thần khác cũng có thể gây nhiệt miệng tái phát.

Thay đổi nội tiết, stress và những trạng thái tâm thần khác cũng có thể gây nhiệt miệng tái phát.

3. Nhiệt miệng dễ lành nhanh khỏi

Với quan niệm nhiệt miệng rất đơn giản, dễ lành nhanh khỏi khiến nhiều người chủ quan. Nhiệt miệng sẽ gây ra cảm giác đau đớn và sưng trong một thời gian, ngoài ra nhiệt miệng có thể khiến bạn khó nói chuyện hoặc ăn uống.

Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày. Vết loét nhỏ lành hoàn toàn sau 1 đến 3 tuần, nhưng vết loét lớn có thể mất đến 6 tuần để chữa lành.

Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối. Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả, nên áp dụng ngay khi vết loét xuất hiện cho đến khi triệu chứng đau biến mất.

Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.

Có thể dùng nước muối súc miệng được bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc có thể tự pha chế theo công thức: Lấy 5g muối sạch hòa tan trong 230ml nước ấm. Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 - 30 giây để điều trị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng, đau nhiều và dễ tái phát.

Nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng, đau nhiều và dễ tái phát.

4. Nhiệt miệng không nghiêm trọng

Nhiều người thường xuyên bị nhiệt miệng và hay tái phát. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng tái phát kéo dài hoặc vết loét không lành sau 2 tuần, khó nhai, khó nuốt... thì cần đi kiểm tra ngay. Rất có thể đây là ung thư khoang miệng, vì ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám.

Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.

5. Nhiệt miệng là do "nóng trong người"

Nhiều người phải điều trị bệnh dùng thuốc kéo dài nên bị nhiệt miệng liên tục và cho rằng nhiệt miệng do nóng trong người.

Sử dụng một số loại thuốc nhất định và thường xuyên có thể lý giải tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Các loại thuốc dễ gây ra tình trạng viêm loét miệng bao gồm: Aspirin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh…

Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối.

Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối.

6. Chỉ mùa đông mới nhiệt miệng

Với quan niệm do nóng, thiếu vitamin nên nhiều người cho rằng mùa đông mới nhiệt miệng. Đây là quan niệm sai lầm. Thực tế cho thấy mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Tóm lại: Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

- Cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng, súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

- Ngoài ra, muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress.

- Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài liên tục, gây sốt hoặc các nốt nhiệt miệng mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí, hãy đi thăm khám chuyên khoa ngay để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

Biểu hiện bệnh nhiệt miệng bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng... Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...

Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Điểm danh 5 loại nước uống đánh bay nhiệt miệng, sưng nướu hiệu quả mùa hè

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng (trên, dưới, hai bên), ở lưỡi và lợi, thường gặp ở mọi lứa tuổi gây ra cảm giác khó chịu. Sau đây là 5 loại thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Phạm Bích ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN