Nhật ký COVID-19 ngày 16/8: Cứ tiếp tục đi qua COVID-19 từng ngày
Dù muốn hay không, tất cả mọi người nên tìm hiểu về căn bệnh COVID-19 này, đừng chủ quan.
LTS: Anh N. (bệnh nhân số 589) là Giám đốc một công ty tại quận Tân Phú (TP. HCM). Ngày 1/8, anh có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng hôm 25/7. Hiện tại, anh N. đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM. Khi điều trị tại đây, anh đã có những cảm xúc nhắn nhủ với mọi người rằng: "Dương tính với COVID-19 không hẳn là quá tệ, không phải là chấm hết. Khi vượt qua nó, bạn chiến thắng nỗi sợ hãi về nó, cho bạn thời gian bình tâm hơn để nhìn nhận về cuộc sống. Bạn sẽ nghiêm túc và biết phải làm gì nhiều hơn sau này. Và nó cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời mà chắc mua không có mà cũng đừng nên có”. Chúng tôi xin giới thiệu những chia sẻ của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 589 để khuyến cáo mọi người hãy luôn rửa tay, đeo khẩu trang và tuân thủ đúng các quy định và yêu cầu của cơ quan chính quyền, tuân thủ đúng các quy định về cách ly để tất cả vượt qua được đại dịch. |
Ngày 16/8: Cứ tiếp tục đi qua COVID-19 từng ngày…
Cứ thế từng ngày trôi qua, sức khoẻ ổn là mừng. Thật sự, tôi chưa bao giờ như lúc này. Hôm nay, tôi khoẻ và chỉ mong ngày mai tiếp tục khoẻ, đừng có phát sinh triệu chứng gì.
Cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm theo dõi, nhắn tin động viên tôi. Tinh thần lạc quan vẫn duy trì mức cao nhất.
Về sức khỏe của BN601, BN602 là bà xã và cháu tôi, đến sáng 15/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk cho biết, BN601 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2…
Đây là tín hiệu cực kì tốt, giai đoạn xét nghiệm điều trị có âm tính là đang rất khả quan trên đà hồi phục, hệ miễn dịch đang chiến đấu và đào thải virus khỏi cơ thể đang tốt.
Bữa ăn trong phòng cách ly của bệnh nhân 589.
Về sức khỏe của BN589 là tôi, thì mọi việc đang ổn, ăn uống ổn, nghỉ ngơi hơi lâu nên đang có dấu hiệu khoẻ quá. Tôi vẫn đi bộ ở hành lang phòng cách ly tới lui hơn 7 nghìn bước chân mỗi ngày, vẫn tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ở đây tôi luôn được chăm sóc chu đáo, cám ơn bạn điều dưỡng chu đáo, bữa sáng nóng hổi đem tận giường từng bệnh nhân mỗi sáng sớm.
Nhiều bạn bè nhắn tin, nhà cả 2 vợ chồng và cháu bị thì quá rủi ro. Năm hạn, tuổi gì rồi? Mình quan niệm bình thường, cả nhà đi chung cùng nhau, việc gì xảy ra thì nó xảy ra. Mọi chuyện đều đúng thời điểm của nó, trong hoạ có phúc và may mắn luôn nhận được sự động viên của tất cả mọi người. Mình tin tất cả bọn mình sẽ vượt qua thử thách này.
Căn bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc chữa, cách điều trị hiện nay vẫn là tập trung vào điều trị triệu chứng, có triệu chứng gì thì điều trị cái đó.
Quan trọng là giữ vững tinh thần, luôn bình tĩnh, nghỉ ngơi và tuân theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Mọi người súc miệng nước muối, súc họng sâu, tập hít thở nhiều là tốt nhất. Bên cạnh đó, nên đi bộ qua lại, duy trì tập thể lực cho cơ thể toát mồ hôi. Cứ thế, mỗi ngày rồi sẽ có kết quả tốt.
Dù muốn hay không, tất cả mọi người nên tìm hiểu về căn bệnh COVID-19 này, đừng chủ quan. Tìm hiểu cách vượt qua nó nếu mình mắc phải. Tìm hiểu xem nếu mình không may mắc phải thì mình phải đối mặt với vấn đề gì?
Một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra như bên các nước như Mỹ hiện nay là các trường hợp nhiễm COVID-19 hầu như tự chữa tại nhà, các trường hợp có nhiều bệnh nền, triệu chứng khó thở... thì bệnh viện mới nhận cấp cứu.
Biết rằng tốt nhất vẫn là phòng bệnh, nhưng phòng luôn có chống, biết mà chống chọi khi cần vẫn luôn tốt hơn.
Mọi người thực hiện theo khuyến cáo do Bộ Y tế đề nghị:
1. Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
2. Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
3. Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
4. Thông báo ngay cho nhân viên y tế sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
5. Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.
6. Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết; Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19: https://bluezone.gov.vn/taiapp.
Ở ngày thứ 16 trong Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tôi vẫn luôn an tâm bởi vì tin tưởng đội ngũ chuyên gia y tế ở...
Nguồn: [Link nguồn]