Nhận diện dấu hiệu chuyển nặng của F0 tại nhà

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bệnh nhân F0 điều trị ở nhà có thể diễn tiến trở nặng và có trường hợp trở nặng rất nhanh. Do đó, người bệnh và người chăm sóc F0 đang điều trị tại nhà phải lưu ý theo dõi sức khỏe hằng ngày

TS-BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trưởng Bộ môn nhiễm - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết "Máy đo SpO2 (nồng độ ôxy trong máu) rất quan trọng đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Có trường hợp thiếu ôxy nhưng bệnh nhân không có triệu chứng, nhìn thấy bệnh nhân vẫn khỏe nhưng đột ngột khó thở và trở nặng".

Những dấu hiệu nguy hiểm

Hầu hết F0 điều trị tại nhà đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như: sốt, ho, mệt mỏi giống cảm cúm và không bị viêm phổi. Triệu chứng hay gặp là sốt, đau nhức, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tiêu chảy, nôn ói, sung huyết kết mạc, chảy nước mắt.

Một trường hợp bác sĩ cho bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà thở ôxy, đo SpO2

Một trường hợp bác sĩ cho bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà thở ôxy, đo SpO2

Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà vẫn có nguy cơ diễn tiến trở nặng (đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý nền) nên cần phải đo sinh hiệu ít nhất 2 lần/ngày, đo mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2. Theo dõi các triệu chứng như: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, ho có đàm, đỏ mắt, tiêu chảy…

Nếu bệnh nhân F0 có những dấu hiệu nguy hiểm như: khó thở, thở khò khè, nhịp thở nhanh, đối với người lớn trên 20 lần/phút, trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên 40 lần/phút, trẻ từ 5 đến 12 tuổi trên 30 lần/phút; đau ngực, ho ra máu; không thể bước ra khỏi giường; kém tiêu hóa; da, môi, móng tay, móng chân xanh tái; SpO2 dưới 95% thì phải liên hệ ngay với đội phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động ở địa phương, những đơn vị cấp cứu.

Theo bác sĩ Nghĩa, khi trở nặng, F0 sẽ gặp các tổn thương ở phổi như hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển; các cơ quan khác cũng bị tổn hại như thần kinh (xuất hiện bệnh lý não, viêm não, hội chứng Guillain - Barre, đột quỵ…); đối với hệ tuần hoàn (có các biểu hiện viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim…).

Cách chăm sóc cho F0

Bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa khuyến cáo: Trong trường hợp nhân viên y tế chưa tiếp cận được, người nhà có thể hỗ trợ điều trị nâng đỡ cho bệnh nhân có diễn tiến nhưng nhẹ, như: cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, phòng thông thoáng, giữ vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, bảo đảm dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở tư thế nằm sấp.

Việc sử dụng các túi thuốc cần phải đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, dùng Corticoid (nhóm thuốc kháng viêm) chỉ khi bệnh nhân có phản ứng viêm, không sử dụng khi mới có triệu chứng. Đối với thuốc kháng đông cũng tương tự, phải đúng thời điểm mà bác sĩ chỉ định, sử dụng khi bệnh nhân có biểu hiện khó thở, ôxy bắt đầu giảm.

Theo TS-BS Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn nhiễm - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trong trường hợp chưa có chỉ định dùng thuốc kháng viêm, kháng đông, bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, thuốc ho, lưu ý nên dùng thuốc ho thảo dược sẽ dễ chịu hơn, bớt kích thích đường hô hấp, vitamin giúp cải thiện khả năng miễn dịch.

Bệnh nhân F0 tại nhà nếu quá khó khăn, có thể liên hệ với tình nguyện viên của "Tổ y tế từ xa" qua đường dây nóng 028.99999.115 để được nhận thuốc, máy đo SpO2. 

Những F0 có bệnh nền, như: người già, COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành, bệnh lý cơ tim...), đái tháo đường type 2, béo phì (BMI ≥ 30), bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch: ghép tạng, bệnh lý huyết học... khi mắc Covid-19 sẽ có yếu tố nguy cơ chuyển bệnh nặng, vì vậy những trường hợp này cần được điều trị tại bệnh viện dã chiến, thu dung bệnh nhân Covid-19.

Nguồn: [Link nguồn]

F0 ban đêm không sốt nhưng rất nhức đầu, uống paracetamol được không?

Bạn đọc Nguyễn Văn Thành (TP HCM) hỏi: "Tôi đang là F0 tự cách ly ở nhà, ban đêm thì chỉ nhức đầu chứ không sốt,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bài và ảnh: NGUYỄN THUẬN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN