Nhận biết bệnh tật qua bài tập thể dục

Thở dốc, khó thở, chóng mặt, cảm giác run và mệt mỏi hay chuột rút về đêm… không những là những biểu hiện do cơ thể hoạt động thể chất ở cường độ cao khi tập thể dục, mà đôi khi còn là dấu hiệu bệnh lý.

Bạn không nên xem nhẹ những dấu hiệu tưởng chừng phổ biến ấy. Mức độ hiệu quả của bài tập có tể bị ảnh hưởng mạnh hoặc thậm chí bạn có thể đang có nguy cơ mắc một căn bệnh nào đó.

Bị ảnh hưởng bởi thuốc đang dùng

Bác sĩ Jordan Metzl – tác giả cuốn The Exercise Cure - nói: “Một số thuốc có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sự luyện tập thể dục của bạn. Thuốc hen suyễn, huyết áp, trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder-ADHD) có thể làm thay đổi cơ chế phản ứng của cơ thể trước những hoạt động thể chất. Chắc chắn, bác sĩ của bạn biết tác dụng phụ thuốc và sẽ có những hướng dẫn hoặc thay đổi phù hợp hơn”.

Thở dốc

Nếu một bài tập như lên xuống cầu thang khiến bạn muốn “đứt hơi” thì rất có thể bạn gặp phải rắc rối với căn bệnh hen suyến hay bệnh phổi nào đó. Robert Lee – một bác sĩ gia đình cũng là giám đốc Viện bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians) - cho biết: “ Tất cả mọi người đều thở nhanh hơn khi tập thể dục nhưng đó là những nhịp thở nhanh đều và khoẻ mạnh. Dấu hiệu thở dốc và khó thở khi lyện tập là một dấu hiệu bệnh lý. Bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra phổi, huyết áp, tim và cơ bắp trước khi có bất cứ kết luận nào”.

Nhận biết bệnh tật qua bài tập thể dục - 1

Thở dốc, khó thở là dấu hiệu của sức khỏe yếu

Chóng mặt

Jordan Metzl nói thêm: “Cảm giác chóng mặt, choáng váng khi bạn đang tham gia bài tập tăng nhịp tim, đốt cháy mỡ (bài tập cardio) có thể không đơn thuần do bạn quá sức mà nó còn chỉ ra dấu hiệu bệnh thiếu máu. Phụ nữ thường bị thiếu máu do thiếu sắt trong khoảng thời gian ăn kiêng. Dấu hiệu rõ nhất là bạn cảm thấy dễ mệt mỏi và choáng váng hơn đối với những bài tập mà trước đây bạn có thể hoàn thành một cách dễ dàng. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này, cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn chuẩn xác nhất”.

Cảm thấy yếu và run

David Fleming – Chủ tịch Hội Y sĩ kiêm Giám đốc Nội khoa thuộc Đại học Missouri (Mỹ) - nói: “Nếu bạn thấy cực kỳ đói và run trong lúc luyện tập thì có thể lượng đường trong máu thấp. Lượng đường trong máu sẽ giảm xuống khi bạn đốt cháy calo, nhưng một cơ thể bình thường sẽ bù đắp được lượng calo đã đốt cháy đó. Hạ đường huyết có thể do lượng đường trong máu thấp hoặc bị bện htiểu đường”. Bởi vậy rất cần thiết để bạn đến gặp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng.

Chuột rút ban đêm sau khi tập

Chuột rút ban đêm có thể là dấu hiệu bình thường khi bạn luyện tập. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên thì bạn phải đi khám tổng quát để tìm ra nguyên nhân. Rất có thể là vấn đề thuộc về dinh dưỡng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Nữ (Người lao động/Women’s Health)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN