Nhai chậm lại, nguy cơ tiểu đường giảm 80%
Nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng việc ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể bạn bị "sốc" đường và sinh ra phản ứng kháng insulin – nguyên nhân của tiểu đường.
Tiểu đường được coi là một "đại dịch" thời hiện đại, mà nguyên nhân chính được nhắc đến là chế độ ăn thiếu lành mạnh và sự thiếu vận động. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ – bác sĩ Takayuri Yamaji (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) vừa phát hiện cách một người ăn uống cũng có thể ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh của họ.
Ăn trưa vội vã tại bàn làm việc có hại hơn bạn nghĩ - Ảnh: INTERNET
Các nhà khoa học đã theo dõi hơn 1.000 nam giới và phụ nữ trung niên trong vòng 5 năm, ghi nhận lại cách ăn uống của họ và tầm soát bệnh tiểu đường. Họ được chia làm 3 nhóm: nhóm có thói quen thưởng thức kỹ bữa ăn bằng cách ăn thật chậm rãi, nhóm ăn với tốc độ trung bình và nhóm thường xuyên phải ăn thật nhanh để tiết kiệm thời gian.
Trong 5 năm nghiên cứu, chỉ hơn 2% người thuộc nhóm ăn chậm phát triển hội chứng chuyển hóa, trong khi tỉ lệ ở nhóm ăn tốc độ trung bình là 6,5%. Có tới 11,6% người ở nhóm ăn nhanh đối mặt với tiểu đường.
Theo bài báo cáo vừa được trình bày tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhóm nghiên cứu lý giải sự khác biệt này là do tốc độ ăn đã ảnh hưởng đến một số mặt hoạt động não bộ.
Trước hết, khi bạn ăn quá nhanh, sẽ đến lúc cơ thể đã đủ lượng cần nạp nhưng bộ não chưa kịp ghi nhận và phát tín hiệu "đã no", khiến bạn vẫn còn cảm giác muốn ăn và sẽ ăn quá nhiều.
Quan trọng hơn, việc nạp nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột, lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin – chính là lý do gây ra tiểu đường.
Vì thế, bạn nên tìm lại thói quen thư thả tận hưởng những bữa ăn ngon lành và đủ dinh dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn những thực phẩm ít carb để duy trì ổn định đường huyết. Đối với bệnh...