Nguyên nhân của ung thư bàng quang và cách phòng bệnh
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong ung thư hệ thống tiết niệu, đứng vị trí thứ 9 trong các loại ung thư trên thế giới.
BS Nguyễn Quang Cừ tư vấn cho bệnh nhân.
4 yếu tố gây ung thư bàng quang
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ - chuyên khoa tiết niệu, nam học, Bệnh viện An Việt, hiện nay ung thư bàng quang là bệnh lý ung thư ác tính. Đa số bệnh nhân đều chủ quan với các triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu buốt. Nhiều bệnh nhân đến viện trong giai đoạn trễ khiến việc điều trị khó hơn.
Bác sĩ Cừ cho biết ung thư bàng quang là bệnh thường gặp ở nam giới và người già, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh này. Đây là bệnh hay gặp nhất sau ung thư tiền liệt tuyến. Ung thư bàng quang không phải là căn bệnh dễ phát hiện bởi những dấu hiệu của căn bệnh này giai đoạn đầu thường không rõ ràng.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư bàng quang nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên bác sĩ Cừ đưa ra các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Thứ nhất, độ tuổi: Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi. Giới tính: ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.
Thứ hai, di truyền, tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ung thư biểu mô Urothelial có thể hình thành trong nhiều các tế bào ung thư trong bàng quang cũng như niêm mạc của thận, niệu quản và niệu đạo. Khi có ung thư nội mạc bất cứ phần nào của đường tiểu thì cũng có nguy cơ cao hơn có khối u khác.
Thứ ba, hút thuốc là: hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bởi những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá.
Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang. Thuốc lá gây ra khoảng một nửa các trương hợp của bệnh ung thư bàng quang ở cả nam và nữ. Tỷ lệ người hút thuốc mắc ung thư bàng quang cao hơn những người khác.
Khi người hút thuốc hít vào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Thứ tư, tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Một số hóa chất công nghiệp có liên quan đến ung thư bàng quang. Hóa chất như amin, benzidin và beta-naphthylamine mà đôi khi được sử dụng trong các ngành công nghiệm nhuộm, có thể gây ra ung thư bàng quang.
Người lao động trong các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất hữu cơ nào đó cũng có thể có có nguy cơ bị ung thư bàng quang nếu tiếp xúc với những chất đọc hại mà không có công cụ bảo vệ.
Các ngành công nghiệp như các nhà sản xuất cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn cũng có nguy cơ cao mắt ung thư bàng quang nếu không được bảo vệ an toàn.
Khói thuốc lá tại nơi làm việc có thể cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người làm việc trong môi trường có người hút thuốc lá có nguy cơ đặc biệt cao phát triển ung thư bàng quang. Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài …cũng có thể mắc ung thư bàng quang.
Phòng bệnh như thế nào?
Theo bác sĩ Cừ, ung thư bàng quang hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Để phòng ngừa căn bệnh này, người dân chú y nói không với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.
Cẩn trọng khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Uống đủ 2l nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, thải độc tốt. Ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ. Uống nhiều nước cho cơ thể.
Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các - tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.
Đặc biệt, cần giữ thói quen khám định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, mệt mỏi, chán ăn, đau tức bụng..... thì bạn nhất định không nên bỏ qua và phải đến thăm khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù bạn đang ở độ tuổi nào, tình trạng sức khỏe ra sao cũng cần đi khám ung thư bàng quang ngay lập tức nếu thấy có những...