Nguy cơ sẩy thai từ nước lọc đóng chai

Sự kiện: Mang thai

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc tiếp xúc với chất bisphenol A (BPA) trong thời kì đầu mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, trong khi chất này được tìm thấy rất nhiều trong các sản phẩm nước đóng chai.

Mọi người có thể đánh giá thấp những rủi ro sức khỏe của việc uống nước vì nghĩ rằng nước lọc là tự nhiên và tinh khiết.

Nước lọc đóng chai vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây sẩy thai đối với phụ nữ trong thời kì ba tháng đầu mang thai.

Tuy nhiên, các hóa chất được tìm thấy trong nước lọc đóng chai sẽ khiến người tiêu dùng phải cân nhắc trước khi mua.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc tiếp xúc với chất bisphenol A (BPA) trong thời kì đầu mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, trong khi chất này được tìm thấy rất nhiều trong các sản phẩm nước đóng chai.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập máu của 114 phụ nữ đang mang thai từ 4-5 tuần. Họ đo mức độ BPA của những phụ nữ đã sinh và cả những phụ nữ bị sẩy thai trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ. Những phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm dựa trên lượng BPA trong máu.

Theo nghiên cứu, phụ nữ trong nhóm có mức độ BPA cao nhất có nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu thai kì hơn những người trong nhóm BPA thấp nhất tới 80%.

Bên cạnh mối liên hệ giữa BPA và nguy cơ sẩy thai, nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của hóa chất này đến những vấn đề sinh sản khác.

Nguy cơ sẩy thai từ nước lọc đóng chai - 1

Nên hạn chế sử dụng nước đóng chai và các sản phẩm đóng hộp.

Một nghiên cứu trên những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm vào năm ngoái cho thấy những người có mức độ BPA cao trong máu có ít trứng phát triển và khó thụ tinh hơn những người có mức độc BPA thấp. Một nghiên cứu khác trên khỉ cũng cho thấy BPA làm tăng nguy cơ phát triển trứng bất thường.

“Tôi không muốn báo động cho các bậc cha mẹ tương lai. Rất nhiều phụ nữ có BPA trong máu vẫn có những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, cố gắng tránh tiếp xúc với BPA vẫn là tốt nhất”, tiến sỹ Ruth Lathi, trợ lý giáo sư về sản phụ khoa tại Trung tâm y tế Đại học Stanford, Mỹ cho biết. Cô lưu ý thêm rằng gần như không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với BPA trong xã hội hiện đại ngày nay.

BPA được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm, bao gồm thực phẩm đóng hộp, nhựa, keo nha khoa, hóa đơn thẻ tín dụng…

Hầu hết mọi người đều có BPA trong nước tiểu. Điều này cho thấy chất BPA từ bao bì, chai nhựa hòa tan vào thức ăn, nước uống và đi vào cơ thể người. Vì BPA có cấu trúc tương tự với hormon estrogen, nên nó có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, làm gián đoạn tín hiệu của hormon.

Tiến sỹ Lathi nói thêm, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cơ chế khiến BPA làm tăng nguy cơ sẩy thai. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi bị sẩy, tìm kiếm các bất thường trong di truyền. Họ nhận thấy BPA làm tăng nguy cơ sẩy thai đối với cả di truyền bình thường và bất thường. Phát hiện cho thấy BPA có thể tác động theo nhiều chiều gây nguy cơ sẩy thai. Ví dụ là ảnh hưởng tới nhiễm sắc thể và hoạt động của hormon.

Từ đó, sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia:

- Tránh nấu thực phẩm bằng đồ nhựa (như cho đồ nhựa vào lò vi sóng) bởi các hóa chất độc hại có thể thoát ra ngoài, hòa tan vào thức ăn khi gặp nhiệt độ cao.

- Tránh dùng thực phẩm đóng hộp

- Không để những chai nước trong xe ô tô dưới mặt trời bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ BPA trong nước tăng đáng kể trong những trường hợp này, theo tiến sỹ Linda Giudice, chủ tịch Hiệp hội Y tế Sinh sản Mỹ.

- Tránh sử dụng đồ nhựa có mã tái chế số 3, 6 và 7 bởi chúng thường chứa nhiều BPA, theo tiến sỹ Kenneth Spaeth, giám đốc y tế của Trung tâm Y tế Lao động và Môi trường tại New York.

Các nghiên cứu cụ thể về tác động của BPA tới nguy cơ sảy thai sẽ được trình bày tại một cuộc họp chung của Liên đoàn Quốc tế về Sinh sản và Hiệp hội Y tế Sinh sản của Mỹ ở Boston vào tuần tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Yến (Tiền Phong/Weather)
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN