Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 12%, chỉ vì ăn quá nhiều loại thịt này
Thịt là nguồn thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người. Thế nhưng, bạn cần phải biết phân biệt đâu là loại thịt tốt và không tốt cho cơ thể.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu với loại thịt đỏ yêu thích của nhiều người. Một nghiên cứu được công bố bởi Bộ Y tế và Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) cho thấy rằng, việc thay thế thịt đỏ bằng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chất lượng cao như các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Thịt đỏ là một danh từ trong dinh dưỡng, là thịt có màu đỏ trước khi nấu. Thịt của tất cả các loài động vật có vú như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt nai, thịt thỏ, ... đều là thịt đỏ.
Ảnh: Health.harvard
Trước đây, một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã qua chế biến (xúc xích, thịt xông khói...), có thể gây ra nhiều bệnh mãn tính khác nhau như bệnh tim mạch vành, làm tăng nguy cơ tử vong. Nhưng những nghiên cứu này không thể so sánh thịt đỏ với các loại thịt có nguồn năng lượng và protein tương tự.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thịt đỏ đã qua chế biến và chưa chế biến với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa việc thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein khác lẫn nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 43.272 đàn ông Mỹ (độ tuổi trung bình là 53) không mắc bệnh tim mạch và ung thư tại thời điểm điều tra. Những người tham gia đã điền vào bảng câu hỏi chi tiết về chế độ ăn uống vào năm 1986, họ điền vào bảng này 4 năm 1 lần cho đến năm 2016, đồng thời cung cấp thông tin về lịch sử y tế và lối sống của mình. Nghiên cứu đã đưa ra các kết luận sau:
1. Trong mỗi khẩu phần ăn hằng ngày, thịt đỏ có liên quan đến việc tăng 12% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành của thịt đỏ chưa qua chế biến là 11%, đã qua chế biến là 15%.
2. Nam giới trên 65 tuổi nếu thay thế thịt đỏ bằng thực phẩm giàu protein thực vật (đậu, ngũ cốc...), có thể kéo dài thêm tuổi thọ đến 20 năm.
3. Thay thế thịt đỏ bằng ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa (như sữa, pho mát và sữa chua), và trứng cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi.
4. So với việc ăn một khẩu phần hằng ngày gồm thịt đỏ, thịt đỏ chưa qua chế biến hoặc đã qua chế biến, việc ăn thực phẩm có nguồn gốc protein từ thực vật như các loại hạt, đậu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
5. Nếu thay thế thịt đỏ bằng các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao, ít chất béo và ngũ cốc nguyên hạt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cũng giảm đáng kể.
Bệnh tim mạch vành là căn bệnh giết người số 1 đối với sức khỏe, thói quen ăn uống không hợp lý có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mắc bệnh này.
Trên thực tế, nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh tim mạch vành nên tuân thủ chế độ ăn ít muối, ít chất béo, kiểm soát tổng lượng calo nạp vào trong một ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần tập thể dục thường xuyên, duy trì thói quen và thái độ sống tích cực.
Những người có những biểu hiện về răng miệng như hôi miệng, chảy máu nướu răng, áp xe nha chu… thì phải kịp thời...
Nguồn: [Link nguồn]