Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh đối với người mỡ máu cao sau tuổi 50

Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên đáng kể vào mùa lạnh, đặc biệt khi nhiệt độ giảm mạnh. Nguyên nhân có thể liên quan đến tăng huyết áp, tăng đông máu và do mỡ máu cao.

Vì sao người bị mỡ máu có nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh?

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng, chẳng hạn như là yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

Hình ảnh mô tả 2 loại cholesterol trong cơ thể

Hình ảnh mô tả 2 loại cholesterol trong cơ thể

Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein, gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein: Lipoprotein mật độ thấp (LDL) mang cholesterol từ gan đến các tế bào. LDL là “cholesterol xấu” vì nó có thể tích tụ trong thành động mạch gây tắc nghẽn. Lipoprotein mật độ cao (HDL) là “cholesterol tốt” vì giúp mang cholesterol xấu ra khỏi tế bào và quay trở lại gan để được phân hủy, thải ra khỏi cơ thể.

Do đó, nếu tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu có thể khiến động mạch bị thu hẹp và cứng lại, khiến máu khó lưu thông lên não. Điều này cũng làm tăng cơ hội hình thành cục máu đông, làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

Chưa kể, vào mùa lạnh khi nhiệt độ xuống quá thấp cũng dẫn đến co thắt các mạch máu, hạn chế dòng chảy tự do của máu lên não. Ngoài ra, sự thay đổi của nhiệt độ cũng làm máu trở nên đặc và dễ đông hơn.

Kết hợp các yếu tố trên, người bị mỡ máu cao sẽ phải đối diện nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh gấp nhiều lần so với người khỏe mạnh.

Cảnh giác với tê yếu tay chân – dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ mùa lạnh

Tê tay vì thời tiết lạnh là điều tự nhiên, sẽ xảy ra với bất kỳ ai khi nhiệt độ xuống thấp và cảm giác này sẽ biến mất khi thời tiết ấm hơn. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông đến các chi giảm. Thông thường, cơ thể cần được duy trì mức nhiệt độ nhất định để tồn tại, chỉ cần sự chênh lệch xuống vài độ sẽ làm hạ thân nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi mùa lạnh đến cơ thể sẽ tự điều chỉnh lượng máu chảy đến tay và chân để ổn định nhiệt độ cho cơ thể. Sự thiếu hụt lưu lượng máu này gây ra cảm giác tê bì ở tất cả các ngón tay, chân.

Nếu bàn chân và bàn tay lạnh liên tục gây khó chịu hoặc nếu nhận thấy các triệu chứng khác, chẳng hạn như thay đổi màu sắc ở ngón tay thì nên được quan tâm hơn, đặc biệt là ở những người mỡ máu cao. Bởi như đã nói ở trên, mỡ máu cao cũng làm giảm lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể nên sẽ làm tình trạng tê, yếu tay chân trầm trọng hơn. Tốt nhất nên thăm khám để tránh nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Để giữ ấm tay chân vào mùa lạnh có thể đeo găng tay, tất chân khi ra ngoài, có thể ngâm chân với nước ấm, sưởi ấm tay chân bằng cách thiết bị sưởi nhiệt, túi giữ ấm…

Thay đổi lối sống giúp cải thiện mức cholesterol ổn định

Để luôn giữ mức cholesterol ổn định khi những đợt gió lạnh tăng cường bắt đầu đổ bộ có thể áp dụng một số cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc:

- Ăn thực phẩm tốt cho tim: Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch như giảm chất béo bão hòa – có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa – giúp giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Nên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá, hạt, ngũ cốc... Tăng cường chất xơ hòa tan (bột yến mạch, đậu tây, các loại trái cây, rau củ…) cũng làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu.

- Tăng cường vận động: Nên tạo thói quen tập thể dục hằng ngày như đi bộ, đạp xe, chơi thể thao … vì hoạt động thể chất có thể giúp tăng HDL.

- Bỏ thuốc lá: Không chỉ giúp ổn định mức cholesterol mà bỏ thuốc còn những lợi ích không ngờ tới: Sau 20 phút bỏ hút, huyết áp và nhịp tim sẽ phục hồi sau khi tăng đột biến do thuốc. Sau ba tháng, tuần hoàn máu và chức năng phổi bắt đầu cải thiện. Sau một năm, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.

- Giảm cân: Tăng thêm vài cân cũng góp phần làm tăng cholesterol. Do đó, hãy giảm cân để bảo đảm sức khỏe tốt nhất vào mùa lạnh.

­- Uống rượu có chừng mực: Uống rượu là thói quen của nhiều người, nhất là nam giới. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến mức cholesterol thì nên uống có chừng mực. Đối với người lớn khỏe mạnh, nam giới từ 65 tuổi trở xuống tối đa 2 ly/ngày, trên 65 tuổi tối đa 1 ly mỗi ngày.

NattoEnzym Red Rice hỗ trợ giảm cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông

NattoEnzym Red Rice hỗ trợ giảm cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông

Tuy nhiên, tùy vào lượng cholesterol trong máu của mỗi người, đôi khi thay đổi lối sống không đủ để giảm cholesterol về mức ổn định. Do đó, cần kết hợp với lối sống lành mạnh với việc dùng thêm sản phẩm bổ sung để hỗ trợ giảm cholesterol hiệu quả hơn.

Hiện nay, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang chính là “cứu cánh” của rất nhiều người bị mỡ máu cao đang phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ vào mùa lạnh. NattoEnzym Red Rice là sự kết hợp của hai thành phần tự nhiên từ món ăn truyền thống lâu đời của người Nhật là natto và men gạo đỏ. Nattokinase trong món natto giúp hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết và cục máu đông, men gạo đỏ hỗ trợ kìm hãm hoạt động của hoạt chất tạo ra cholesterol xấu có hại cho tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đặc biệt, sản phẩm đã được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) chứng nhận an toàn về nguồn gốc nguyên liệu, liều lượng, tính an toàn và hiệu quả với bảo chứng nhận diện là dấu mộc JNKA trên bao bì sản phẩm.

Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh đối với người mỡ máu cao sau tuổi 50 - 4

TPBVSK "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", hỗ trợ hoạt huyết và tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối, hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê bì tay chân do thiểu năng tuần hoàn máu.

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm NattoEnzym nhận được chứng nhận JNKA.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN