Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm ở Việt Nam

Sự kiện: Cúm A/H5N1

Các chuyên gia lo ngại dịch cúm có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương.

Trước nguy cơ cúm gia cầm bùng phát trở lại tại các địa phương, ngày 6/2/2014, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các bệnh viện đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi về từ khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm; nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, tổ chức thu dung điều trị, cách ly sớm, cấp cứu kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người.

Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm ở Việt Nam - 1

Phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra tử vong, xử lý dứt điểm ổ dịch ngay từ ca bệnh đầu tiên.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phòng, chống các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người đặc biệt là cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) cho người dân, trong đó lưu ý tới các đối tượng là khách du lịch đi đến những vùng có ổ dịch về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh; khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.

Ngoài ra, các đơn vị ngành y tế  phải báo cáo tình hình dịch bệnh về Bộ Y tế theo quy định, đặc biệt là các dịch bệnh do các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người nhằm triển khai sớm, đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra tử vong, xử lý dứt điểm ổ dịch ngay từ ca bệnh đầu tiên.

Theo các chuyên gia, thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh nhất trong năm. Để phòng lây nhiễm các loại cúm gia cầm nói chung, người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết,  thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Trước đó, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam đã có 2 ca tử vong do cúm A/H5N1. Cụ thể: Ngày 27/1, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện khó thở, nhập viện và điều trị tại BV Đa khoa tỉnh An Giang sau đó bị suy hô hấp và tử vong. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cũng đã được Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm, khẳng định dương tính với cúm A/H5N1.

Ngày 11/1 bệnh nhân đầu tiên tử vong do cúm ở Bình Phước. Bệnh nhân cũng xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở và được gia đình đưa đến khám, điều trị tại BV đa khoa Bù Đăng với chẩn đoán viêm phổi do vi rút và tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cúm A/H5N1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN