Nguy cơ bỏng lạnh khi tiếp xúc với tuyết quá lâu

Theo các chuyên gia về bỏng, nếu nhiệt độ xuống thấp, đi ở ngoài thời tiết có băng tuyết lâu không giữ ấm được bàn chân có thể gây bỏng lạnh. Phát hiện muộn có thể mất bàn chân.

Hoại tử chân do bỏng lạnh

Thời tiết ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, tình trạng băng tuyết xảy ra ở các nơi. Ngoài việc ngắm sự kiện thiên nhiên kỳ thú này còn rất nhiều nguy cơ sức khỏe kèm theo đó là bỏng lạnh.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã cấp cứu cho một trưởng hợp bệnh nhi 5 tuổi bị bỏng lạnh. Bệnh nhi là bé Tăng Thị C., dân tộc Dao, ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, Thanh Hóa.

Theo lời mẹ cháu kể, thời tiết lạnh giá, khi bé đi chơi về (mặcquần ngắn, hai áo vải và không đi dép, nhiệt độ môi trường khoảng 5 - 10oC) thì xuất hiện đau hai bàn chân và cẳng chân dữ dội. Lúc này chân bé màu trắng, sau khi được mẹ rửa chân bằng nước ấm thì toàn bộ bàn chân và 1/2 dưới cẳng chân bên phải chuyển màu đỏ tím, khoảng 2 giờ sau, chân trái chuyển màu như chân phải. 

Bé được đưa đến Bệnh viện đa khoa Mường Lát, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa sau 2 ngày phát bệnh trong tình trạng toàn thân ổn định, hai bàn chân và 1/2 dưới cẳng chân sưng nề, đỏ tím. Các kết quả siêu âm doppler mạch hai chân, chụp mạch chi dưới bằng MSCT, các xét nghiệm sinh hóa, công thức máu,các yếu tố đông máu đều bình thường. Sau 7 ngày, xuất hiện hoại tử đầu các ngón chân trái. Bệnh nhi được chẩn đoán hoại tử chi do nhiễm lạnh (bỏng lạnh độ 3,4) và được điều trị tại phòng điều hòa nhiệt độ hai chiều.

Trường hợp của bệnh nhân Triệu Thị H. trú tại Cao Bằng, làm nghề nông nhập viện Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hoại tử hai bàn chân. Ban đầu bệnh nhân thấy có những dát đỏ hình mạng lưới dưới mu bàn chân 2 bên, kèm theo tê bì nhẹ, 3 ngày sau chuyển sang tìm đen, sưng nề và đau nhức. Bệnh nhân đượng khám tại việm tim mạch vì nghi ngờ viêm tắc mạch nhưng không phải và được chuyển sang khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó chuyển sang khoa cấp tính hoại tử hai chi dưới do viêm cơ cấp tính.

Nguy cơ bỏng lạnh khi tiếp xúc với tuyết quá lâu - 1

Tiếp xúc với tuyết lâu có thể gây bỏng lạnh.

Đây là một triệu chứng bỏng lạnh nhưng bản thân bệnh nhân thường coi thường và dễ bỏ qua nó nhất là những bệnh nhân có tiền sử ở vùng cao tiếp xúc chân trần ở nhiệt độ thấp lâu. 

Không thể coi thường bỏng lạnh

Trao đổi với chúng tôi, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Năm – nguyên Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết hiện nay nhiệt độ ở các tỉnh phía bắc xuống thấp nguy cơ bỏng lạnh rất cao. Theo bác sĩ Năm bỏng lạnh là một dang bỏng ít gặp vì thế mà có rất nhiều người chưa biết về loại bỏng này.

Những người bình thường cũng đôi lần bị bỏng lạnh như sờ vào đá ở tủ lạnh hay cho tay trong tủ lạnh quá lâu nhưng bỏng lạnh đó ở cấp độ nhẹ hầu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời. Bởi nhiệt độ thấp sẽ làm cho mao mạch co lại. Nếu cấp cứu kịp thời không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp lâu có thể gây bỏng sâu. Biến chứng của bỏng lạnh cũng giống như bỏng nhiệt, bỏng điện gây hoại tử chi, phát hiện muộn có thể phải cắt chân, tháo khớp. 

Bác sĩ Năm còn nhấn mạnh bỏng lạnh do thời tiết còn nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao vì rất dễ biến chứng vào viêm phổi. Người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài mà bị bỏng lạnh thì thân nhiệt bị hạ thấp dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.

Trong trường hợp chân bị lạnh nhiều do dẫm phải băng tuyết ở trên vùng cao do nhiệt đô quá thấp cần phải biết sơ cứu.

Trong trường hợp bỏng lạnh là một trường hợp sống trên vùng cao, đặc biệt là trẻ em do mải chơi ngoài trời lạnh và không được bảo hộ mặc ấm đầy đủ. Nếu bị bỏng lạnh ngâm với triệu chứng tê cứng ở chân, người bệnh nên ngâm ngay chân vào nước ấm có thêm chút muối. Khi có tổn thương như nốt dát đỏ, Cẳng chân, mu chân 2 bên phù nề, lạnh các đầu chi, mạch mu chân 2 bên bắt rõ đau tại vị trí tổn thương cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN