Người thoát nạn trong vụ cháy dễ bị sang chấn tâm lý, cần làm gì để vượt qua ám ảnh?

"Hiện phần lớn bệnh nhân trong tình trạng ổn định. Một số bệnh nhân nặng đang điều trị thở máy. Một số bệnh nhân khủng hoảng tâm lý nhất định sau sang chấn tâm lý rất lớn'', bác sĩ BV Bạch Mai cho biết.

Trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai là nơi tiếp nhận nhiều ca nặng phải điều trị hồi sức tích cực. Các bác sĩ đã huy động tối đa nhân lực, thuốc men, máy móc để hạn chế thấp nhất số người tử vong và hạn chế ca bệnh nặng. Hiện tại, một số bệnh nhân mặc dù chưa hồi phục nhưng vẫn nhất quyết xin ra viện để tìm người thân đã mất trong vụ cháy.

Anh Trần Đại Phong, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn không thể thôi ám ảnh về buổi tối hôm đó khi đã phải quyết định cùng mẹ nhảy từ tầng 9 xuống để thoát khỏi đám cháy: ''Lúc đó khói bay mịt mù, em phải dựa theo trí nhớ của mình để nhảy xuống. Đây là đêm kinh hoàng nhất trong cuộc đời em'', Đại Phong chia sẻ.

Bác sĩ Đặng Tuấn Dũng, Trung tâm Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai cho biết: ''Hiện phần lớn bệnh nhân trong tình trạng ổn định. Một số bệnh nhân nặng đang điều trị thở máy. Một số bệnh nhân khủng hoảng tâm lý nhất định sau sang chấn tâm lý rất lớn''.

Một số hình ảnh trong vụ cháy chung cư mi ni tại Hà Nội

Một số hình ảnh trong vụ cháy chung cư mi ni tại Hà Nội

Sang chấn tâm lý có thể kéo dài trong bao lâu?

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung - khoa sức khỏe tâm thần Bệnh viện E (Hà Nội), những người trải qua những sự việc như thảm họa tự nhiên, tai nạn giao thông, đám cháy, bạo lực, sự việc đe dọa đến tính mạng, mất đi người thân... thường sẽ gặp sang chấn tâm lý. Nỗi sợ hãi, lo âu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào khi người này phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây sang chấn đó. Như những vụ cháy, những người sống sót hay người thân người bị nạn có thể đối mặt với những sang chấn tâm lý.

Bác sĩ Trần Quang Trọng - chuyên viên tâm lý Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) - cho rằng khi trải qua mất mát, đau thương một cách đột ngột sẽ dẫn đến sang chấn tâm lý. Từ sang chấn tâm lý, không phải ai cũng bị rối loạn stress do sang chấn. "Đây là một bệnh lý khi trải qua sang chấn. Có người vượt qua, có người sẽ bị mắc kẹt lại", bác sĩ Trọng nói.

Bác sĩ Trọng cho hay sau khi vụ cháy diễn ra, những nạn nhân thoát chết và thân nhân của nạn nhân xấu số thường đối mặt cú sốc tâm lý lớn, không chấp nhận sự việc, đau khổ tột cùng... Khi mức độ đau khổ quá lớn, cảm xúc của họ lại trái ngược lại như dửng dưng, không thể khóc hay bày tỏ cảm xúc, không tiếp xúc với mọi người...

Theo bác sĩ Chung, sang chấn tâm lý thường phát sinh ngay sau khi nạn nhân trải qua sự việc cận kề với cái chết hay nhìn thấy những hình ảnh về tai nạn. Sang chấn có thể kéo dài một thời gian ngắn (một tuần, một tháng) nhưng cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí sẽ theo họ suốt phần đời còn lại, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau.

Làm gì để vượt qua sang chấn tâm lý sau hỏa hoạn?

Nạn nhân được cứu ra khỏi đám cháy. Ảnh: VNN

Nạn nhân được cứu ra khỏi đám cháy. Ảnh: VNN

Theo bác sĩ Chung, mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm chí, có những người sau sang chấn có thể bị ám ảnh sợ: sợ lửa, sợ khói, sợ vào phòng kín... Với trường hợp này cần gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. "Điều quan trọng nhất để vượt qua sang chấn tâm lý này là bản thân nạn nhân và người thân của họ", bác sĩ Chung nói.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), cả nạn nhân lẫn lính cứu hỏa cần chấp nhận phản ứng tiêu cực của bản thân, cố gắng duy trì thói quen vốn có và kiên nhẫn, hiểu rằng mọi quá trình hồi phục đều cần thời gian.

Ngoài ra, nên thực hiện các điều dưới đây:

+ Chăm chỉ tập thể dục, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.

+ Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ hỏa hoạn, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.

+ Cho phép bản thân khóc và giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách tích cực.

+ Cho phép bản thân được vui vẻ, hạnh phúc.

+ Đưa ra vài quyết định nhỏ nhằm lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống. Nếu cần thiết và có thể, đưa ra quyết định lớn như chuyển đổi công việc.

+ Hạn chế nghĩ về những điều bạn "đáng lẽ ra phải làm". Không cô lập bản thân quá nhiều. Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người lành mạnh.

+ Tránh xa các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu cùng các loại thuốc. Ăn uống cân bằng, khoa học.

- Đối với trẻ em, phụ huynh cần cố gắng trở thành hình mẫu tốt cho con em. Cởi mở chia sẻ suy nghĩ, nỗi lo và ý tưởng với trẻ. Động viên con quay lại cuộc sống trước đây, bao gồm cả việc giải trí. Tuyệt đối đừng bao giờ coi trẻ nhỏ như phương tiện trút căng thẳng, sợ hãi.

Hầu hết cảm xúc tiêu cực sẽ dần tiêu tan sau vài ngày. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như bùng nổ về cảm xúc (giận dữ, khóc lóc), khó ăn khó ngủ, mất hứng thú; các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi); cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng, lảng tránh gia đình bạn bè; lạm dụng rượu và các chất khác kéo dài từ 2 tuần trở lên, bạn nên đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

GĐ Bệnh viện Bạch Mai: Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hiện bệnh nhân rất hoảng loạn và một số không có người nhà nên việc chăm sóc động viên tinh thần, ăn uống rất quan trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN