Người tham gia BHYT cần biết nguyên tắc này để không bị mất quyền lợi

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Riêng đối với giấy hẹn khám lại, nếu không thể tái khám đúng hẹn, người dân có thể liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh để đăng ký lại lịch khám phù hợp.

Tại hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) do Bộ Y tế vừa tổ chức, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đánh giá việc bỏ tổng mức thanh toán là "thay đổi quan trọng nhất".

"Trước đây, các bác sĩ vừa phải tính toán phác đồ điều trị vừa dành nhiều thời gian phải cân đo đong đếm để làm sao không vượt định mức bệnh viện và khoa giao. Đây là việc hết sức vất vả cho bác sĩ điều trị, vô hình chung ảnh hưởng đến chuyên môn", ông Thuấn nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế. (Ảnh: BYT)

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế. (Ảnh: BYT)

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, về nguyên tắc, người bệnh phải bảo đảm tuân thủ lịch khám lại theo giấy hẹn. Các cơ sở y tế có các biện pháp nhắc nhở người bệnh để bảo đảm đến khám đúng hạn. Trong trường hợp bệnh nhân đến khám trễ, họ buộc phải liên hệ với nhân viên y tế trong khoảng thời gian 10 ngày, kể từ ngày được hẹn khám để được bố trí, sắp xếp lịch khám khác. Nếu liên hệ sau thời hạn này sẽ không được chấp nhận và người bệnh phải đăng ký khám mới lại.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các vụ, cục, Thanh tra Bộ Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, phòng chống các hành vi tiêu cực, lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người dân.

Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, Nghị định 75 có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhưng cũng đặt ra trọng trách, yêu cầu cao từ phía các cơ quan liên quan trong thực hiện chính sách BHYT.

Đáng chú ý, Nghị định 75 đã mở rộng điều kiện tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHYT cho nhiều nhóm đối tượng chính sách và có hiệu lực từ ngày 3-12-2023.

Về việc bổ sung, nâng mức hưởng khám chữa bệnh BHYT, người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc được nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT; người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Đặc biệt, khi đi khám chữa bệnh, người tham gia BHYT có thể lựa chọn xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp xuất trình thẻ BHYT nhưng không có ảnh thì người tham gia BHYT mới phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ khác liên quan.

Riêng đối với giấy hẹn khám lại, nếu như trước đây quy định loại giấy tờ này chỉ dùng trong 10 ngày thì với Nghị định 75, nếu không thể tái khám đúng hẹn, người dân có thể liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh để đăng ký lại lịch khám phù hợp.

Hướng dẫn thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip

Khi đi khám bệnh thay vì xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh người bệnh chỉ cần đưa thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH (Nông thôn Việt)
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN