Người phụ nữ xinh đẹp hôn mê do ăn đồ hộp sai cách, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cần tuyệt đối tránh

Để tránh bị ngộ độc độc tố botulinum, tuyệt đối không ăn những thực phẩm để quá lâu, hết hạn sử dụng...

Một người phụ nữ tên Goes (47 tuổi, Brazil) nhập viện trong tình trạng tê liệt toàn thân sau khi ăn món sốt pesto hết hạn.

Trước đó, người phụ nữ này có mua một lọ sốt từ chợ nông sản địa phương, sau đó để trong tủ lạnh suốt thời gian dài. Nhưng người bán không hướng dẫn cô cách bảo quản, trên lọ cũng không in hạn sử dụng, nên khi kiểm tra lọ sốt thấy vẫn còn mùi thơm, hương vị vẫn ổn nên lấy ra dùng.

Người phụ nữ bị ngộ độc botulinum

Người phụ nữ bị ngộ độc botulinum

Theo lời bệnh nhân: "Tôi cảm thấy sốt pesto vẫn còn ngon nên đã ăn một ít. Không ngờ ngày hôm sau, tôi ngủ li bì suốt 11 tiếng đồng hồ. Cơ thể tôi không ổn, lưỡi ngứa ran".

Ngay khi cảm nhận điều đó, cô đã tự lái xe đến bệnh viện, nhưng trên đường đi, cơ thể cô tê liệt dần. Để tránh gây tai nạn và để được cứu, chị buộc phải liều mình lao khỏi ô tô.

Cô được người dân đưa đến viện cấp cứu. Qua hình ảnh chụp CT và kết quả xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc botulinum - chất độc cực mạnh do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra.

Theo các bác sĩ, độc tố botulinum tấn công các dây thần kinh, gây khó thở, tê liệt toàn thân và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Con người có thể nhiễm chất độc này khi ăn các loại đồ hộp hết hạn hoặc bảo quản không tốt.

Độc tố botulinum có trong những thực phẩm nào?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), vi khuẩn Clostridium botulinum cũng rất phổ biến ở các thực phẩm được chế biến tại nhà, chẳng hạn như cà muối và dưa muối.

Trong trường hợp của bệnh nhân trên, các bác sỹ cho rằng, chị ăn phải loại sốt pesto quá hạn sử dụng nên mới gặp tình trạng nguy hiểm. Ngay sau khi xác định tác nhân gây bệnh, các bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân loại thuốc chống độc tố botulinum, nhờ đó chị có thể cử động các ngón tay và nói những câu ngắn.

Mặc dù sống sót sau sự cố, Goes vẫn phải ở lại bệnh viện điều trị gần một năm. Trong thời gian đó, chị phải dùng máy thở và ống truyền thức ăn. Hằng ngày, Goes phải uống thuốc giảm đau, áp dụng sốc điện để điều trị chứng đau cơ mãn tính. Ngoài ra, chị phải tập các bài Pilates và vật lý trị liệu để phục hồi sức căng của cơ.

Bệnh nhân ra viện sau 10 tháng 10 ngày điều trị tại bệnh viện

Bệnh nhân ra viện sau 10 tháng 10 ngày điều trị tại bệnh viện

Sau 10 tháng 10 ngày, Goes được ra viện. Chị chia sẻ: “Tôi đã điều trị tất cả các ngày trong tuần để phục hồi trương lực cơ và vật lý trị liệu cho phổi. Tôi thật may mắn vì đã vượt qua được cửa tử để sống sót đến hôm nay”.

Thoát chết, Goes khuyên mọi người nên cẩn thận hơn khi mua đồ ăn ở chợ hay cửa hàng và tuyệt đối không ăn những thực phẩm để quá lâu, hết hạn sử dụng.

Sử dụng thực phẩm đóng hộp thế nào để không gây hại

Lưu ý khi chọn mua thực phẩm đóng hộp

- Không nên mua thực phẩm được đóng hộp sát ngày hết hạn sử dụng

- Khi mua cần xem kỹ các thông tin trên vỏ hộp, giá trị dinh dưỡng, thành phần, bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Nên chọn thực phẩm không có muối sodium hoặc chứa lượng muối thấp.

- Không mua những đồ hộp bị rách bao bì, hở, móp méo, các thông tin cần thiết trên sản phẩm bị tẩy xóa hoặc mờ nhạt.

- Không sử dụng những hộp bị phồng 2 đầu nắp, méo mó.

- Chọn mua thực phẩm đóng hộp của các thương hiệu uy tín tại các cửa hàng, siêu thị lớn. Không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Lưu ý khi đã mở nắp hộp

- Những đồ hộp đã mở nắp thì nên sử dụng trong thời gian ngắn vì khi mở nắp thì các vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào thực phẩm.

- Đồ hộp mở ra dùng không hết nên cho vào tủ lạnh, không dùng thực phẩm đóng hộp quá 24 tiếng sau khi mở nắp.

Lưu ý khi ăn thực phẩm đóng hộp- Nhiều người có suy nghĩ thực phẩm đóng hộp là thực phẩm chín rồi nên không cần chế biến lại. Tuy nhiên, các thực phẩm đóng hộp cần đun sôi và nấu kỹ trước khi dùng.

- Khi sử dụng các loại thịt đóng hộp nên ăn kèm với rau củ, trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

- Ngoài ra, khi sử dụng đồ hộp, chúng ta thường có thói quen hâm nóng trực tiếp đồ hộp ở nhiệt độ 70-80 độ C, điều này là không nên vì kim loại gặp nóng có thể bị chảy và ngấm vào thực phẩm.

- Để bảo đảm an toàn, hãy đổ thực phẩm ra ngoài nồi và hâm nóng trên bếp.

Ăn đồ ủ chua tự làm có gây ngộ độc botulinum?

Nhiều người có thói quen tự muối chua thực phẩm để dành ăn dần hay mua thực phẩm muối chua nhà làm, liệu như vậy có nguy cơ bị ngộ độc botulinum?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN