Người phụ nữ xinh đẹp bị cắt cụt tay chân do ăn cá rô phi nhưng mắc sai lầm này

Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt cụt tứ chi để cứu người phụ nữ 40 tuổi do bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus khi ăn cá rô phi nấu chưa chín.

Sau ít ngày ăn cá rô phi do tự nay chế biến, chị Laura Barajas (40 tuổi, ở California, Mỹ) bỗng cảm thấy người khó chịu, sau đó bệnh nhanh chóng chuyển nặng.

Diễn biến của bệnh diễn ra quá nhanh, Laura đã hôn mê ngay khi nhập viện. Các ngón tay, bàn chân, môi dưới chuyển thành màu đen. Bác sĩ xác nhận cô bị nhiễm trùng huyết nặng và suy thận do ăn phải cá rô phi nhiễm vi khuẩn chết người. Hơn nữa trong quá trình chế biến, cô đã nấu chưa thực sự chín nhưng đã một mình ăn hết.

Sau hơn một tháng chống chọi với tình trạng nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus, các bác sĩ đã phải cắt bỏ toàn bộ chân tay của Laura Barajas để giữ lại tính mạng.

Laura Barajas bị mất tứ chi sau khi ăn cá rô phi nhiễm khuẩn

Laura Barajas bị mất tứ chi sau khi ăn cá rô phi nhiễm khuẩn

Các bác sĩ cho biết Barajas bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Đây là một loại vi khuẩn mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) gần đây đã đưa ra cảnh báo.

Theo CDC, hiện nay có 12 loài Vibrio gây bệnh cho người, trong đó có khoảng 100 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm, với 80.000 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số đó, có khoảng 52.000 người bị bệnh do ăn hải sản bị ô nhiễm.

CDC cũng thông tin nhiều người bị nhiễm trùng vết thương do Vibrio vulnificus cần được chăm sóc đặc biệt hoặc cắt cụt chi và khoảng 20% tử vong.

Dấu hiệu bị nhiễm khuẩn "chết người" Vibrio vulnificus

Vibrio vulnificus thường sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... Ở các vùng nước ấm như ven biển, cửa sông và ao, hồ nước lợ, chúng sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước đạt trên 20°C.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học California tại San Francisco (UCSF), tiến sĩ Natasha Spottiswoode, vi khuẩn này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người bị suy giảm miễn dịch. Do đó mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nếu đang có vết thương hở, cần tránh ngâm trong nước cho đến khi vết thương đã lành.

Các triệu chứng của bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Vibrio gồm tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt và ớn lạnh. Theo CDC, không phải trường hợp nào cũng cần điều trị.

Người bệnh hiếm khi chuyển nặng, song các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh ở những ca dai dẳng. Các chuyên gia nhấn mạnh việc điều trị ngay lập tức, sau khi người bệnh có biểu hiện đầu tiên là rất quan trọng.

Hầu hết người có nguy cơ chuyển nặng và tử vong do vi khuẩn Vibrio có hệ miễn dịch yếu hoặc từng bị bệnh gan. Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương da phồng rộp, hoại tử chi hoặc tử vong.

Ăn cá rô phi cần biết điều này để tránh ngộ độc

Cá rô phi nguồn gốc từ châu Phi, có khả năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ trong môi trường nước biển hoặc nước ngọt. Cá giúp cung cấp protein, axit omega-3 dồi dào. Ăn cá rô phi sẽ tốt cho hệ tim mạch, mắt và cải thiện sức khỏe hệ thần kinh... 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn vì lý do này cá rô phi dễ sinh sản, có thể phát triển trong môi trường nước kém chất lượng. Chúng là loài cá ăn tạp, thích lượn lách, sống ở các cống thoát nước thải.

Thói quen và môi trường sống của cá rô phi khiến chúng ít nhiều cũng bị nhiễm khuẩn ở mức độ nhất định. Khi mổ bụng cá, bạn sẽ thấy một lớp màng đen, lớp màng đó chứa rất nhiều vi khuẩn và chất độc hại.

Vì vậy, nếu thường xuyên ăn cá rô phi trong thời gian dài, những chất ô nhiễm được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ không kịp thanh lọc bài tiết, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tốt nhất, nếu muốn ăn cá rô phi, bạn nên chọn loại cá được đánh bắt trong môi trường không ô nhiễm hoặc ăn cá được nuôi ở môi trường đảm bảo vệ sinh nguồn nước.

8 người ở Hà Tĩnh bị ngộ độc sau khi ăn tiết canh

Sau khi ăn tiết canh bê, 8 người dân ở Hà Tĩnh có dấu hiệu đau đầu, đau bụng phải nhập viện cấp cứu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN