Người phụ nữ ngửi thấy mùi hôi khi đang mát xa, bác sĩ toát mồ hôi: “Bệnh nhân mắc bệnh nan y”
Những dấu hiệu ban đầu rất dễ bị nhầm lẫn và không được chú ý đã dẫn tới việc chậm trễ chẩn đoán.
Phát hiện mùi hôi thối bất thường
Một phụ nữ giấu tên 29 tuổi ở Trung Quốc mới lấy chồng cách đây 1 năm. Vì tính chất công việc nên cô ngồi trước máy tính cả ngày. Cũng vì thế mà cột sống cổ thường đau nhức, cô rất thích tới các tiệm mát xa để xoa bóp.
Ảnh minh họa.
Nhưng cách đây vài tháng, cô gặp một tai nạn trong lúc đi mát xa. Lúc đó, cô đang tập trung xem phim nhưng bỗng nhiên nhận thấy có điều gì đó khác lạ. Không phải vì kỹ thuật của nhân viên có vấn đề, cô chợt ngửi thấy có mùi hôi thối thoang thoảng, giống mùi thối rữa.
Thật ra, lần trước khi mát xa, cô đã ngửi thấy mùi này nhưng không quá nồng nặc. Cô lấy cớ đi vệ sinh nói chuyện với chồng, chồng chỉ khuyên cô đừng suy nghĩ lung tung, có thể chỉ là do vệ sinh không được sạch sẽ.
Khi quay trở lại tiệm mát xa lần thứ 2, cô vẫn ngửi thấy mùi hôi khó chịu này. Cô nghi ngờ tiệm mát xa này có vấn đề nên báo công an. Tuy nhiên, khi công an tới thì họ không phát hiện có gì bất thường nên đã đưa cô về đồn để lập biên bản.
Vào tối hôm đó, người chồng vừa tan làm đã vội vã tới đồn công an bảo lãnh cho vợ. Cô vẫn cho rằng phía công an làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng họ vẫn khẳng định cửa tiệm đó không có vấn đề gì.
Thấy vậy, người chồng vội vã xin lỗi rồi nhanh chóng đưa vợ về nhà.
“Nếu cô thấy trong người có gì không khỏe thì nên tới bệnh viện kiểm tra”, phía công an nhắc nhở cô. Thế nhưng chưa dịp dứt lời thì cô đã tím tái, trợn mắt, đồng tử giãn ra, sau 1 tiếng hét, cô ngã xuống đất kèm theo co giật.
Cô nhanh chóng được đưa đến bệnh viện.
Sốc khi biết được nguyên nhân căn bệnh
Do các triệu chứng giống với bệnh động kinh nên ban đầu các bác sĩ nghi ngờ cô bị động kinh. Đây là căn bệnh phổ biến thứ 2 liên quan tới hệ thần kinh, chỉ đứng sau bệnh đau đầu.
Các cơn động kinh thực chất là một bệnh mãn tính, trong đó các tế bào thần kinh trong não đột ngột phóng điện bất thường, dẫn đến rối loạn chức năng não trong thời gian ngắn.
Bệnh động kinh thường xảy ra ở người trưởng thành, các triệu chứng điển hình như ngất xỉu, đau nửa đầu, thiếu máu cục bộ thoáng qua, hay quên… và nhiều triệu chứng khác.
Bác sĩ hỏi người chồng: "Anh có biết vợ mình bị động kinh không? Cô ấy từng bị lần nào chưa?"
"Tôi không biết, tôi chưa bao giờ thấy cô ấy như thế này. Nếu không phải sự việc xảy ra hôm nay, tôi cũng không nghĩ cô ấy bị động kinh”, người chồng lo lắng.
Sau đó, anh kể thêm: “6 tháng nay tôi thấy vợ mình hơi lạ. Lúc nào cô ấy cũng thích hát, đôi khi đang ăn tự nhiên bỏ đũa xuống rồi hát giữa 1 bàn đông người. Ban đêm khi ngủ thường hay cười đột ngột, rồi nói lung tung”.
Bác sĩ nói: “Để xác định đây có phải bệnh động kinh hay không, cần phải chụp CT hoặc MRI não”.
"Bác sĩ, còn một điều nữa tôi không biết có nên nói không".
“Có chuyện gì vậy?”
“Ngoài việc đột nhiên thích hát, tính cách của vợ tôi cũng thay đổi rất nhiều trong suốt 6 tháng qua. Trước đây, cô ấy rất hay nóng nảy nhưng giờ rất thất thường. Thỉnh thoảng cô ấy đau đầu vào buổi sáng. Tôi tự hỏi liệu cô ấy đang có vấn đề gì về tinh thần hay không”.
Nghe người chồng nói như vậy, bác sĩ có linh tính chẳng lành nên càng nghi ngờ đó là bệnh động kinh. Bệnh nhân lập tức được chuyển tới khoa phẫu thuật thần kinh để quét não và chụp cắt lớp vi tính.
Cầm tờ kết quả trên tay, bác sĩ lo lắng nói: “Có tổn thương ở não và nội sọ mật độ hỗn hợp, khả năng là u thần kinh đệm, tình hình không mấy lạc quan. Đây là bệnh nan y”.
"Cái gì? Khối u? Bác sĩ, ông có nhầm không?" người chồng run rẩy nói.
“Chẩn đoán ban đầu là như thế này, tốt hơn là nên chụp MRI bây giờ”.
Kết quả MRI cho thấy đây là u thần kinh đệm cấp độ 3 nhưng vẫn cần phải tiến hành sinh thiết.
Nghe thấy kết quả này, người phụ nữ cuối cùng không kìm được nữa, bật khóc ôm chặt lấy chồng bên cạnh.
Kẻ thù đáng sợ của não: Glioma (u thần kinh đệm)
U thần kinh đệm, còn được gọi là u não, là khối u nội sọ nguyên phát phổ biến nhất, chiếm 27% tổng số khối u hệ thần kinh trung ương và 80% khối u ác tính. Đây cũng là khối u nguy hiểm nhất, rất khó để điều trị.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại u thần kinh đệm thành 4 mức độ, trong đó u thần kinh đệm cấp 1 và cấp 2 còn được gọi là u thần kinh đệm cấp thấp vì tế bào khối u phát triển chậm, hoạt động kém hơn và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. U thần kinh đệm cấp 3 và 4 rất nguy hiểm, đây là cấp độ cao vì chúng phát triển nhanh và tiên lượng xấu.
Hiện tại, giới y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra u thần kinh đệm ở não, nhưng có thể liên quan đến một số yếu tố như đột biến gen, tiền sử gia đình, bức xạ ion hóa, tiếp xúc lâu dài với hóa chất như hợp chất nitroso, v.v.
Các biểu hiện ban đầu của u thần kinh đệm rất rõ ràng, chẳng hạn như thay đổi tính cách, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, lú lẫn, giảm trí nhớ, mờ mắt, khó khăn về ngôn ngữ, yếu chân tay, tê, mất thính giác và các triệu chứng khác.
Trong trường hợp của người phụ nữ trên, các triệu chứng liên quan đã xuất hiện từ lâu trước khi được chẩn đoán. Mọi người xung quanh luôn nghĩ cô có vấn đề tâm thần, điều này đã làm trì hoãn thời gian chẩn đoán và điều trị tốt nhất, khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn cuối.
Ngoài ra, có một triệu chứng tương đối phổ biến của u thần kinh đệm, đó là bệnh nhân sẽ bị động kinh. Vì vậy, nếu một khi người lớn bị động kinh đột ngột, cần nghĩ đến khả năng bị u thần kinh đệm.
Ngoài ra, có một đặc điểm rõ ràng hơn của u thần kinh đệm, đó là đau đầu. Tuy nhiên, đau đầu ở đây không phải là cơn đau nửa đầu tạm thời, cũng không phải là một cơn sưng tấy mà ban đầu là một cơn nhẹ, sau đó tăng dần từng ngày và trầm trọng hơn.
Thường xuyên thức khuya, cơ thể sẽ gánh chịu 4 hậu quả này, người trẻ cần đặc biệt chú ý.
Nguồn: [Link nguồn]