Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường ở Long An phải cắt bỏ các ngón chân ở tuổi 54 thừa nhận mắc sai lầm này

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phải cắt bỏ các ngón chân vì đã vô tình ngâm chân vào nước nóng, bản thân bệnh nhân cũng không cảm nhận được nhiệt độ nước.

Người bệnh tiểu đường phải tháo bỏ các ngón chân vì vô tình ngâm chân vào nước nóng

Vừa qua, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị cho một người bệnh tiểu đường bị bỏng rất nặng cả hai bàn chân do bỏng nước. 

Bệnh nhân là bà C.T.T (54 tuổi, ngụ tại Long An). Nguyên nhân dẫn đến tình huống này xuất phát từ việc người nhà lấy nước ngâm chân cho bệnh nhân nhưng quên pha nước lạnh để làm nguội nước và bản thân cô không còn cảm nhận được nhiệt độ nước. Hậu quả là bệnh nhân bị bỏng nặng cả hai bàn chân.

Bệnh nhân bị bỏng nặng cả hai bàn chân. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân bị bỏng nặng cả hai bàn chân. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ các ngón để tránh ngộ độc do các chất độc mà mô hoại tử tạo ra. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ các ngón để tránh ngộ độc do các chất độc mà mô hoại tử tạo ra. Ảnh: BVCC

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, không tỉnh táo. Vết bỏng lan rộng ở cả hai bên chân, làm tổn thương nghiêm trọng đến da và các cấu trúc dưới da. Các bác sĩ nhận định khả năng các ngón chân bị hoại tử do bị bỏng nặng gây thiếu máu nuôi một khoảng thời gian trước khi nhập viện. Tiên lượng cần cắt bỏ các ngón để tránh ngộ độc do các chất độc mà mô hoại tử tạo ra.

Sau khi hội chẩn, người bệnh chóng được chuyển vào khoa hồi sức tích cực để điều trị, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tích cực nhằm kiểm soát nhiễm trùng và đảm bảo tình trạng ổn định của người bệnh.

Sau hai tuần nội khoa và chăm sóc chuyên sâu, mặc dù vết bỏng đã cải thiện nhưng các ngón chân của bệnh nhân vẫn có dấu hiệu hoại tử khô. Nguyên nhân là do tình trạng bỏng nặng khi ngâm chân lâu trong nước nóng và cơ địa đái tháo đường làm cho máu khó lưu thông đến các ngón chân, dẫn đến các mô ở ngón chân dần chết đi.

Khi được chuyển đến khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, tình trạng hoại tử ở cả hai bàn chân đã nghiêm trọng, các ngón chân đã hoàn toàn hoại tử khô. Để ngăn ngừa tình trạng hoại tử lan rộng và tránh các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định cắt bỏ các ngón chân của bệnh nhân.

Chăm sóc người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa biến chứng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ trường hợp trên, có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc quản lý và chăm sóc người bệnh tiểu đường. Những biến chứng do đái tháo đường gây ra, như tình trạng mất cảm giác ở các chi, nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhận biết các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các biến chứng tiểu đường.

Đối với người nhà và những người chăm sóc người bệnh đái tháo đường, cần phải nắm rõ các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra, đồng thời luôn cẩn thận trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh. Việc duy trì một môi trường an toàn và tránh những tác nhân có thể gây tổn thương cho người bệnh, như nước quá nóng, là rất cần thiết.

Bác sĩ khuyến cáo, để có thể kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn, đặc biệt tuân thủ các phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định là vô cùng quan trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ sau 1 tháng trước dùng tay nhổ khóe ngón chân út, người đàn ông ở Đồng Tháp đã phải cắt 1/3 giữa cẳng chân để khống chế nhiễm trùng lan rộng lên phía trên cơ thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN