Người phụ nữ khát khao được hiến máu sau khi nhầm tưởng mình bị ung thư
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, giáo viên trường Tiểu học Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được tôn vinh năm 2023.
Hành trình hiến máu của chị Thủy bắt đầu từ năm 2016. Khi đó, chị bị mất ngủ thường xuyên, chán ăn, sút cân, mặt sưng phù… và khi đi xét nghiệm thì phát hiện các chỉ số bạch cầu tăng cao bất thường.
Chị đã trải qua quãng thời gian vô cùng lo lắng, bất an. Chị hình dung ra những tình huống xấu nhất, rằng mình có thể bị ung thư máu hay một căn bệnh nguy hiểm nào đó. May mắn là chị chỉ bị một bệnh lành tính và sau một thời gian điều trị, sức khỏe của chị đã ổn định trở lại.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, giáo viên trường Tiểu học Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong 100 người hiến máu.
Trong một lần đi khám tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, chị được bác sĩ thông báo các chỉ số của chị hoàn toàn bình thường. Cũng trong ngày hôm đó, tại Viện Huyết học – Truyền máu TW đang tổ chức chương trình hiến máu Giọt hồng tri ân và chị đã đăng ký tham gia hiến máu.
Sau đó, chị cảm thấy hiến máu không hề ảnh hưởng đến sức khỏe và bắt đầu thường xuyên hiến máu cũng như các thành phần máu. Chị chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, máu là món quà vô giá mà người hiến máu đem lại cho người bệnh mà không có một vật chất nào có thể đánh đổi được. Tôi muốn truyền cho tất cả mọi người động lực, muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho những người bị bệnh về máu”.
Bản thân chị Thủy đã trải qua cảm giác đang là một người khỏe mạnh bỗng nhiên phải đi viện, phải đối diện với bệnh tật. Hơn ai hết, chị hiểu sức khỏe là điều vô cùng quý giá với mỗi con người nên từ đó, chị chỉ biết cố gắng hết sức mình vì người bệnh.
100 người hiến máu tiêu biểu được tôn vinh năm 2023.
Từ một người phụ nữ rất sợ tiêm, trong vòng 8 năm chị đã hiến máu và tiểu cầu tới 41 lần. Mỗi lần hiến tiểu cầu, chị phải di chuyển một chặng đường khá xa từ Tiên Du, Bắc Ninh đến Viện Huyết học – Truyền máu TW, nhưng nghĩ đến những người bệnh đang phải chống chọi với bệnh tật, chị không hề cảm thấy ngại ngần.
Chị không quản ngại đường xa đi gần 40 km từ Bắc Ninh về Viện Huyết học – Truyền máu TW để hiến máu, hiến tiểu cầu.
Chị luôn nghĩ: “Mình tranh thủ lúc còn nhiều sức khỏe, góp chút ít cho các bệnh nhân”. Chỉ riêng trong năm 2022, người phụ nữ nhỏ bé ấy đã hơn 10 lần vượt qua quãng đường gần 40 km từ nhà ra Hà Nội để hiến tiểu cầu. Chị chia sẻ thêm: “Hiện tại và sau này cũng thế, tôi sẽ luôn đồng hành với hoạt động hiến máu để góp phần nhỏ bé đem lại sự sống cho người bệnh”.
Hành trình hiến máu của chị Thủy thật sự là một câu chuyện đầy cảm động, nhân văn về một người từng bị bệnh, từng lo sợ: “mình có thể bị ung thư máu” nhưng ngay khi đủ sức khỏe đã luôn khao khát được hiến máu, được mang may mắn của mình truyền lại cho những người bệnh cần máu.
Chia sẻ yêu thương, trao sự sống Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương gặp mặt báo chí giới thiệu chương trình Tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2023. Đây là năm thứ 15 hoạt động này được tổ chức ở nước ta kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động HMTN năm 2008. Mỗi năm có 100 tấm gương tiêu biểu từ khắp mọi miền đất nước được lựa chọn tôn vinh, tổng số đã có 1.500 lượt đại biểu được biểu dương. Họ đều là những tấm gương hiến máu, hiến tiểu cầu thường xuyên và cả trong những tình huống khẩn cấp; đồng thời đã tích cực vận động hàng trăm, hàng ngàn người tham gia hiến máu. Thông điệp của chương trình tôn vinh năm nay theo chủ đề Ngày Quốc tế người hiến máu của Tổ chức Y tế Thế giới là “Thường xuyên hiến máu, hiến huyết tương, chia sẻ yêu thương, trao sự sống”.
PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Thông điệp này nhằm kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu, hiến các thành phần máu thường xuyên, trong đó có huyết tương. Cùng với các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) thì huyết tương cũng là thành phần máu quan trọng, chứa nhiều chất rất cần thiết với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể. PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, hiến huyết tương gạn tách tương đối phổ biến. Tại Việt Nam, hiến huyết tương chưa được triển khai rộng rãi như hiến tiểu cầu, nhưng là xu hướng được ngành Huyết học – Truyền máu hướng tới. Khác với hiến máu toàn phần, hiến tiểu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn về cân nặng, số lượng tiểu cầu và thời gian hiến lâu hơn, nhưng bù lại chỉ cần sau 2-3 tuần có thể hiến nhắc lại. |
Bà Yến có vóc dáng nhỏ bé, mảnh khảnh có nghị lực kiên cường và ý chí mạnh mẽ quyết tâm rất lớn để vượt qua căn bệnh ung thư máu suốt 20 năm.
Nguồn: [Link nguồn]