Người phụ nữ bị chẩn đoán ung thư mặc dù không có triệu chứng
Julie Grabham (54 tuổi) đến từ Lampeter ở xứ Wales, trong 1 lần khám sàng lọc đã phát hiện mắc bệnh ung thư vú dù không có triệu chứng bất thường nào.
Trước đó, cô có 1 lối sống lành mạnh và tích cực, không có bệnh nền về sức khỏe. Vậy nên Julie đã rất sốc khi nhận được kết quả chẩn đoán cũng như phải trải qua quá trình điều trị khó khăn.
Julie đã phẫu cắt bỏ khối u và xạ trị. Cô ấy sẽ tiếp tục điều trị bằng hormone trong 10 năm để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u nhạy cảm với hormone.
Bên cạnh đó, Julie được các bác sĩ lên kế hoạch chụp quang tuyến vú hằng năm trong vòng 5 năm tới để chắc chắn rằng bệnh ung thư không quay trở lại.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú xuất hiện khi các tế bào dưới một hoặc cả hai vú phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Ung thư vú thường bắt đầu ở các tuyến tạo sữa (gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy) hoặc các ống dẫn sữa đến núm vú (được gọi là ung thư biểu mô ống dẫn sữa). Nó có thể phát triển lớn hơn ở vú và lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc qua đường máu đến các cơ quan khác. Ung thư có thể phát triển và xâm lấn các mô xung quanh vú, chẳng hạn như da hoặc thành ngực.
Các loại ung thư vú khác nhau phát triển và lan rộng với tốc độ khác nhau.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của ung thư vú bao gồm:
- Xuất hiện một khối u mới hoặc vùng mô dày lên ở một trong hai vú mà trước đây chưa từng có
- Thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của một hoặc cả hai vú
- Chảy dịch từ một trong hai núm vú
- Một khối u hoặc sưng tấy ở một trong hai nách
- Sự thay đổi về hình thức hoặc cảm giác trên làn da, chẳng hạn như nhăn nheo hoặc lúm đồng tiền, phát ban hoặc mẩn đỏ
- Phát ban (như bệnh chàm), da đóng vảy, ngứa hoặc đỏ trên hoặc xung quanh núm vú
- Núm vú có sự thay đổi về hình dáng, chẳng hạn như bị lõm vào trong vú.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kỹ càng.
Các yếu tố rủi ro
Các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú:
- Tuổi: Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ trẻ.
- Chủng tộc: Phụ nữ da đen có nguy cơ mắc ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn phụ nữ da trắng.
- Lịch sử gia đình: Nếu người thân là nữ cấp một (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần. Có 2 hoặc nhiều người thân thế hệ thứ nhất có tiền sử ung thư vú sẽ làm tăng nguy cơ của bạn ít nhất 3 lần. Điều này đặc biệt đúng nếu họ bị ung thư trước khi mãn kinh hoặc nếu nó ảnh hưởng đến cả hai vú. Nguy cơ cũng có thể tăng lên nếu cha hoặc anh trai của bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.
- Gen: Những thay đổi ở hai gen BRCA1 và BRCA2 là nguyên nhân gây ra một số trường hợp ung thư vú trong gia đình. Khoảng 1 trong 200 phụ nữ có một trong những gen này. Các đột biến gen khác liên quan đến nguy cơ ung thư vú bao gồm đột biến gen PTEN, gen ATM, gen TP53, gen CHEK2, gen CDH1, gen STK11 và gen PALB2. Những gen này có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn so với gen BRCA.
- Lịch sử kinh nguyệt: Tỷ lệ ung thư vú của bạn tăng lên nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi.
- Bức xạ: Nếu bạn đã điều trị các bệnh ung thư như ung thư hạch Hodgkin trước 40 tuổi, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Diethylstilbestrol (DES): Các bác sĩ đã sử dụng loại thuốc này từ năm 1940 đến năm 1971 để ngăn ngừa sảy thai. Nếu bạn hoặc mẹ bạn dùng nó, tỷ lệ ung thư vú sẽ tăng lên.
Các nhà khoa học đã tìm ra một gene trong cơ thể có thể khiến tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ cao gấp 5 lần.
Nguồn: [Link nguồn]