Người phụ nữ bất ngờ nhập viện cấp cứu khi đang đi chợ
Tiền sử khỏe mạnh, đang đi chợ sáng, bà T. thấy đau đầu, chóng mặt, không thể nói, được người xung quanh đưa vào viện cấp cứu.
Bệnh nhân là bà K.T, 62 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Bà được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người phải, không nói được.
Tiếp nhận bệnh nhân, thầy thuốc khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc nhanh chóng thăm khám, chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra. Kết quả cho thấy bệnh nhân T. có tình trạng nhồi máu não.
Chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị cho bệnh nhân lập tức được đưa ra. Chỉ sau 30 phút cấp cứu, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, người bệnh có thể nói được, vận động động bình thường. Đến ngày 26/6, nữ bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại viện, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Đây là một trong các trường hợp gần đây bị nhồi máu não được Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy cứu sống bằng thuốc tiêu sợi huyết kịp thời. Điểm chung là các bệnh nhân được phát hiện, đưa đến viện cấp cứu sớm (trong giờ thứ 1 từ khi có dấu hiệu).
Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra do thiếu cung cấp máu lên não. Nó khác biệt với đột quỵ do xuất huyết xuất phát từ tình trạng chảy máu tại não. Đột quỵ do thiếu máu não thường gặp hơn với tỷ lệ khoảng hơn 75% số ca đột quỵ.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, khả năng cứu sống, hạn chế di chứng rất cao.
Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ có khoảng 5% bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến cơ sở y tế sớm.
F.A.S.T là “quy tắc” để phát hiện sớm khi nghi ngờ đột quỵ:
Face - Mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng.
Arm - Yếu hoặc liệt tay, chân: yêu cầu bệnh nhân giơ đều hay tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.
Speech - Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.
Time - Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Trong bữa cơm tối trước khi bị đột quỵ, người đàn ông này đã ăn nhiều món dầu mỡ, uống rượu và hút thuốc đến tận khuya...
Nguồn: [Link nguồn]