Người phụ nữ 37 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi tim đập nhanh tới 207 lần/phút, bác sĩ chỉ rõ 3 biến chứng cực kỳ nguy hiểm

Sự kiện: Bệnh tim mạch
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhịp tim lên đến 207 lần/phút, người phụ nữ tại Chương Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.

Đi cấp cứu vì tim đập nhanh gấp 3 lần bình thường 

Mới đây, người phụ nữ 37 tuổi (trú tại Chương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ) phải cấp cứu tại khoa Cấp cứu - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút.

Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định bệnh nhân bị cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát. Ngay lập tức, bác sĩ đã chỉ định ấn nhãn cầu, dùng thuốc chẹn Beta giao cảm và theo dõi nhịp tim liên tục qua máy monitor.

Sau khi nhịp tim trở về tần số an toàn, không xuất hiện thêm cơn nhịp nhanh, bệnh nhân được ra viện.

Chia sẻ trên VietnamNet, BSCKI Hà Huy Mến (Trưởng khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê) cho biết, đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động 60-80 lần/phút, nhưng khi có cơn nhịp tim nhanh trên thất, nhịp tim có thể lên đến 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn.

Một số nguyên nhân gây tim đập nhanh như lo lắng, căng thẳng, thiếu máu, sốt, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, lạm dụng caffein. Các nguyên nhân khác như vấn đề về nội tiết tố (tuyến giáp), mất cân bằng điện giải, tập thể dục cường độ cao, tác dụng phụ của thuốc.

Nếu không được điều trị, các cơn nhịp nhanh có xu hướng kéo dài và tần suất mau hơn, gây nên tình trạng đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ suy tim và những biến chứng tim mạch khác.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc nhịp nhanh kịch phát trên thất, kể cả những người không có bệnh lý tim mạch.

BS Mến khuyến cáo khi phát hiện cơ thể có biểu hiện đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, khó thở, vã mồ hôi hoặc nghiêm trọng hơn là triệu chứng chóng mặt, thậm chí mất ý thức, ngất xỉu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Theo bác sĩ, khi có các triệu chứng của tim đập nhanh người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ảnh minh họa: TL

Theo bác sĩ, khi có các triệu chứng của tim đập nhanh người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ảnh minh họa: TL

Tim đập nhanh là gì?

Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) được xác định khi tim đập hơn 100 lần một phút khi nghỉ ngơi. Cơn nhịp tim nhanh có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài giờ. Nhịp tim tăng lên khi tập thể dục hoặc căng thẳng thường là một phản ứng sinh lý bình thường, nhưng nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu sớm của một bệnh lý nguy hiểm đáng lo ngại.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi của người lớn là từ 60 - 100, thay đổi tùy theo tình trạng thể chất hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý kèm theo. Đôi khi tim đập nhanh lại báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy cần phải chẩn đoán sớm nguyên nhân của nhịp tim nhanh và xác định xem có cần áp dụng các biện pháp xử trí khẩn cấp cũng như lên kế hoạch điều trị lâu dài hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh không gây ra triệu chứng hay biến chứng nào nhưng một số loại loạn nhịp nhanh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như suy tim, đột quỵ, ngất xỉu hay thậm chí đột tử nếu không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời.

Triệu chứng tim đập nhanh thường gặp

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng, hoặc đôi khi không cảm nhận triệu chứng. Các triệu chứng tim đập nhanh thường gặp bao gồm:

Hụt hơi.

Đau ngực.

Tim đập nhanh.

Chóng mặt.

Lâng lâng.

Ngất xỉu.

Nếu không điều trị, một số loại nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các cục máu đông, đột quỵ hay tim ngừng đập.

Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Nguyên nhân chính khiến tim đập nhanh

Nhịp nhanh trên thất: Đây là một nhóm gồm rất nhiều loại bệnh lý do các ổ tín hiệu điện bất thường xuất phát từ vùng trên tâm thất khiến tim đập nhanh và không thể bơm máu hiệu quả;

Nhịp nhanh thất: Các tín hiệu điện bất thường xuất phát từ tâm thất khiến tim đập nhanh hơn. Do tâm thất là nơi trực tiếp bơm máu từ tim đến các cơ quan khác nên nhịp nhanh thất thường gây ra triệu chứng nặng nề hơn, có thể gây ngất hay thậm chí dẫn đến tử vong;

Rung thất: Đây là dạng rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm nhất, thường dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời;

Suy tim;

Hội chứng mạch vành cấp;

Viêm cơ tim;

Chèn ép tim.

Nguyên nhân khác

Hô hấp: Thuyên tắc phổi hoặc các tình trạng gây suy hô hấp, giảm oxy máu;

Các bệnh lý nhiễm trùng;

Cường giáp;

Thiếu máu cấp tính hoặc mạn tính;

Ngộ độc một số thuốc và độc chất;

Hạ đường huyết; mất nước; rối loạn điện giải.

Tình trạng tim đập nhanh bất thường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng đe dọa sức khỏe.

Tình trạng tim đập nhanh bất thường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng đe dọa sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ nhịp tim nhanh

Hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá;

Có tiền sử gia đình bị nhịp tim nhanh;

Các stress về thể chất và tâm lý;

Tăng huyết áp;

Thừa cân/Béo phì;

Uống nhiều caffeine hoặc rượu;

Mắc các bệnh lý tim mạch.

Các biến chứng tim đập nhanh cực kỳ nguy hiểm

Theo bác sĩ chuyên khoa về tim mạch cho biết, tình trạng tim đập nhanh bất thường nếu không được chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim kịp thời, có thể gây biến chứng đe dọa sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng, như:

Ngừng tim

Ngừng tim là sự ngừng hoạt động đột ngột của tim khiến người bệnh không còn phản ứng, không thở bình thường và không có dấu hiệu tuần hoàn. Nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng, ngừng tim sẽ dẫn đến tử vong đột ngột.

Ngưng tim do loạn nhịp tim hầu như không có dấu hiệu báo trước và cần được cấp cứu kịp thời. Chỉ khoảng 10% những người bị ngừng tim có cơ hội sống sót khi xuất viện và hầu hết trong số họ bị suy yếu thần kinh.

Suy tim

Suy tim là hội chứng rối loạn chức năng của tâm thất, khiến tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Các triệu chứng xuất phát từ cung lượng tim không đủ, không theo kịp nhu cầu trao đổi chất. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong do tim mạch trên thế giới.

Tỷ lệ suy tim ngày càng tăng trong dân số, ước tính có hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng. Bên cạnh nhịp tim nhanh, một số tình trạng có thể gây suy tim như các bệnh tự miễn (bệnh hệ thống miễn dịch0, một số dị tật di truyền…

Đột quỵ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một hiện tượng phổ biến, chiếm 85% các ca đột quỵ cấp tính; xảy ra khi có sự gián đoạn lưu lượng máu đến một khu vực nhất định của não. Theo phân loại TOAST, có 4 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính, gồm: Xơ vữa mạch máu lớn, bệnh mạch máu nhỏ (nhồi máu lỗ khuyết), đột quỵ do tắc mạch do tim và đột quỵ không rõ nguyên nhân.

Có 15% các ca đột quỵ cấp tính là đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu (xuất huyết cấp tính). Bất kể loại đột quỵ nào, điều quan trọng là với mỗi phút đột quỵ thiếu máu cục bộ mạch máu lớn không được điều trị, gần hai triệu tế bào thần kinh sẽ chết.

Để tránh tim đập nhanh cần các biện pháp phòng ngừa nào?

Để ngăn ngừa nhịp tim nhanh là duy trì một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tim. Trường hợp đã mắc bệnh tim, người bệnh tích cực theo dõi và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim giúp ngăn ngừa các rối loạn nhịp tim có thể gây nhịp tim nhanh.

Chọn chế độ ăn uống lành mạnh như: ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau củ; hạn chế muối, đường, rượu, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Thường xuyên luyện tập thể dục.

Duy trì cân nặng vừa phải, thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.

Giữ huyết áp và mức cholesterol trong tầm kiểm soát: Thay đổi lối sống và dùng thuốc khi có chỉ định để kiểm soát tăng huyết áp hoặc cholesterol cao.

Bỏ thuốc lá.

Hạn chế caffeine.

Tránh căng thẳng.

Hạn chế uống rượu, bia.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào về nhịp tim.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngày nay, mọi người có xu hướng ngồi nhiều hơn là vận động, đặc biệt là giới văn phòng. Từ thói quen này, vô số bệnh sẽ phát sinh như tim mạch, tiểu đường, ung thư, thậm chí tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Vũ (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN