Người phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Sự kiện: Ung thư dạ dày
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đi khám vì có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, cô gái 36 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày.

Thời gian gần đây, cô Chang (36 tuổi ở Trung Quốc) thường xuyên cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn, đau bụng. Lúc đầu cô tưởng là bệnh dạ dày nên mua thuốc dạ dày về uống.

Tuy nhiên tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn càng ngày càng nặng nên đã đến viện khám. Sau khi làm hết các xét nghiệm, bác sĩ xác nhận cô bị ung thư dạ dày. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều tra bệnh sử, Chang cho biết do công biệc bận rộn, lại ở một mình nên cô chỉ mua đồ ăn mỗi tuần một lần rồi tích tủ lạnh ăn dần. Cô có thói quen nấu một lần ăn cho nhiều ngày và thường không vứt bỏ đồ ăn.

Bác sĩ Gao Jiankai, Phó khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu (Trung Quốc) cho biết, nhiệt độ của tủ lạnh tuy thấp nhưng thực tế không có tác dụng khử trùng, các vi khuẩn phổ biến vẫn có thể phát triển trong môi trường tủ lạnh bao gồm Salmonella, Shigella, Yersinia và Listeria có thể gây hại cho sức khỏe con người sau khi đi vào cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, thậm chí sinh nấm mốc có chứa aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh.

Vì sao không nên thường xuyên ăn đồ tích trong tủ lạnh

Rau, thịt là các thực phẩm nấu chín thường chứa lượng nitrat nhất định. Đặc biệt là các loại rau xanh như cải bó xôi, bắp cải, măng tây... Khi được bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày, nitrat sẽ được chuyển hóa thành nitrit dưới tác động của các enzym vi khuẩn và lượng nitrit sẽ tăng dần lên theo thời gian. Sau khi được ăn vào cơ thể, nitrit sẽ tác động lên dạ dày và sinh ra chất gây ung thư.

Ngoài ra, trong không gian kín của tủ lạnh, nhiều vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, thực phẩm để qua đêm trong tủ lạnh không những không giữ được độ tươi ngon mà còn bị nhiễm khuẩn, dễ sinh ra chất gây ung thư dù được đun sôi lại. Trong đó, hải sản là thực phẩm nguy hiểm nhất, hải sản lưu trữ qua đêm sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho gan và thận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thức ăn nấu chín bảo quản tủ lạnh được bao lâu?

Cá và hải sản đã nấu chín nên dùng trước 2 ngày trong tủ lạnh. Trong trường hợp cá thịt trắng đông lạnh, nên sử dụng trong vòng chưa đầy 3 tháng.

Thịt chế biến thành các món hầm, nước dùng hoặc nước sốt có thể được tiêu thụ trong vòng 2 ngày sau khi bảo quản. Khi đông lạnh, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 4 tháng. Thời gian bảo quản được xác định không chỉ dựa vào việc làm lạnh tốt và kín khí, mà còn phụ thuộc vào hàm lượng chất béo trong thực phẩm. Lượng chất béo càng cao thì thực phẩm càng nhanh ôi thiu.

Thịt các loại gia cầm đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4 ngày. Trường hợp cấp đông, bạn có thể bảo quản trong thời gian lên tới 1 năm.

Súp trong tủ lạnh có thể bảo quản đến 4 ngày. Nếu cấp đông, có thể kéo dài thời gian bảo quản đến 3 tháng.

Mì ống và cơm đều giữ được hương vị trong 4 ngày nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu cấp đông có thể sử dụng trong vòng một tháng.

Phòng ngừa ung thư khi dùng tủ lạnh

- Giữ tủ lạnh sạch sẽ: Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, ít nhất mỗi tháng một lần. Mỗi lần lấy thức ăn đều phải lau sạch cặn và nước thải.

- Phân loại thức ăn: Ví dụ, tốt nhất nên bảo quản rau, trái cây và thịt riêng biệt, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo.

- Đừng đợi đồ nguội mới để tủ lạnh: Nếu bạn muốn tiết kiệm thức ăn thừa, hãy đặt trực tiếp các món đang còn ấm nóng vào tủ lạnh để giảm khả năng sinh sản của vi khuẩn. Sau khi lấy thức ăn thừa nên hâm nóng lại khi ăn.

Những thói quen xấu của cô gái này cũng là điều mà nhiều người trẻ hiện nay mắc phải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư dạ dày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN