Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người đóng bảo hiểm y tế khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được thanh toán 100%.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua chiều 27/11 và hiệu lực từ 1/7/2025, danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao sẽ được Bộ trưởng Y tế ban hành.

Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) 100% cũng được áp dụng với người đi cấp cứu tại tất cả cơ sở y tế; người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, xã đảo, huyện đảo khi khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu; người khám, chữa bệnh tại cơ sở cấp ban đầu; khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở cấp cơ bản; khám chữa tại cơ sở cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước 1/1/2025 được xác định là tuyến huyện.

Theo Thường vụ Quốc hội, Luật xây dựng mức hưởng BHYT trên cơ sở xóa bỏ "địa giới hành chính" trong khám, chữa bệnh; giữ ổn định mức hưởng và mở rộng với một số trường hợp nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Luật quy định việc chuyển cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế.

Luật cũng mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 27/11. Ảnh: Media Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 27/11. Ảnh: Media Quốc hội

Luật mới cũng tạo điều kiện hơn cho việc liên kết giữa các cơ sở y tế. Nếu bệnh viện này không đủ thuốc, thiết bị y tế thì có thể tiếp nhận từ bệnh viện khác về để đảm bảo quá trình điều trị của người bệnh không bị gián đoạn. Chi phí này sẽ được Bảo hiểm y tế chi trả. Chính phủ được giao quy định chi tiết nội dung này.

Ngoài ra, Luật bổ sung trách nhiệm của Bộ Y tế trong rà soát, cập nhật thường xuyên phác đồ điều trị để bảo đảm thuận tiện trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT; khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý; liên thông và sử dụng kết quả cận lâm sàng liên thông giữa các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đề xuất quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh nặng, trẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Hà ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN