Người làm trong ngành nào dễ bị rối loạn tâm thần?

Sự kiện: Bệnh tâm thần

Những loại bệnh trầm cảm, lo âu… phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều.

Người làm trong ngành nào dễ bị rối loạn tâm thần? - 1

Trí thức là đối tượng dễ mắc rối loạn tâm thần

Theo ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trí thức chính là những người có nguy cơ bị tâm thần cao nhất. Thực tế, có rất nhiều người là kĩ sư, giáo viên, nhà báo, doanh nhân… có năng lực tinh thần, trí tuệ cao đã bị những cú sốc, stress tâm lí lớn… biến họ thành bệnh nhân tâm thần.

Những loại bệnh trầm cảm, lo âu… phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều. Ai cũng có thể mắc chứng tâm thần, chứ không chỉ giới trí thức. Nhưng trí thức có trình độ, giao lưu thông tin rộng nên biết bệnh sớm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh tâm thần và người thân giấu nhẹm vì sợ xung quanh biết nhà có người tâm thần.

Bác sĩ Phương cho biết, trầm cảm cũng là một loại rối loạn tâm thần.

Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm đó là những người nất mát người thân. Người li dị, sống độc than, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc từ xã hội, cộng đồng, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu và các chất ma túy, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, thất nghiệp, hoặc có các bệnh cơ thể mạn tính, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, xung đột cá nhân trong các mối quan hệ.

Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới 2 lần, ở người phụ nữ: sự thay đổi hormon ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Bác sĩ Phương chỉ ra rằng, trầm cảm là một rối loạn rất phổ biến trong dân số, nhưng chỉ có tỉ lệ thấp được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm là rối loạn có thể chữa được để bệnh nhân ổn định và tái hòa nhập với xã hội. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tối tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng để bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn có thể.

Việc phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa, và cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh, từ phía cộng đồng.

Bản thân người bệnh cũng hãy chủ động trò chuyện với những người thân xung quanh khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu người bệnh được chia sẻ giúp đỡ sẽ có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội phát triển và tốt đẹp hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tâm thần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN