Người gan xấu có 3 biểu hiện khi đi vệ sinh, hãy tránh 6 hành vi này hàng ngày để bảo vệ lá gan của bạn

Sự kiện: Bệnh gan

Gan có 5 chức năng quan trọng: giải độc, chuyển hóa, tiết mật, tạo máu và bảo vệ miễn dịch, một khi gan bị tổn thương thì có thể hình dung ra tác hại đối với cơ thể con người.

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất đồng thời là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống.

Vì vậy, có thể nói "dưỡng gan là dưỡng sự sống". Việc bảo vệ lá gan chính là bảo vệ sự sống của bạn. Nếu gan bị tổn thương sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể mà còn nguy hại tới tính mạng con người.

Vậy những biểu hiện của người bị gan kém/lá gan bị tổn thương là gì? Có 3 dấu hiệu bạn cần lưu ý về sức khoẻ lá gan của mình khi đi vệ sinh.

1. Màu nước tiểu bất thường

Nếu nước tiểu sẫm màu, lưu ý bệnh gan. Ảnh minh hoạ

Nếu nước tiểu sẫm màu, lưu ý bệnh gan. Ảnh minh hoạ

Nước tiểu của người bình thường có màu vàng nhạt, dạng lỏng và trong suốt.

Nếu nước tiểu xuất hiện màu "trà đậm" trong điều kiện nước uống bình thường, hãy cảnh giác xem có vấn đề với gan hay không.

Ngoài ra, nếu lần đầu tiên bạn thức dậy và nước tiểu có màu nâu, bạn nên cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh về gan và túi mật.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park), những trường hợp thay đổi về màu nước tiểu không bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe. Khi nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do thận có vấn đề hoặc đang viêm nhiễm tiết niệu gây đái máu. Đặc biệt, khi nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà có thể là do các bệnh về gan...

2. Táo bón và tiêu chảy xen kẽ

Bệnh nhân bị bệnh gan rất dễ gặp bất thường trong quá trình tiêu hoá như vừa bị táo bón vừa bị tiêu chảy. Ảnh minh hoạ

Bệnh nhân bị bệnh gan rất dễ gặp bất thường trong quá trình tiêu hoá như vừa bị táo bón vừa bị tiêu chảy. Ảnh minh hoạ

Bệnh nhân bị bệnh gan rất dễ gặp bất thường trong quá trình tiêu hoá như vừa bị táo bón vừa bị tiêu chảy. Hơn nữa, táo bón và tiêu chảy thường có các triệu chứng xen kẽ nhau. Về mặt lâm sàng, nó còn được gọi là "tiêu chảy do gan", là một trong những biểu hiện của gan kém.

Tuy nhiên biểu hiện này rất dễ gây lầm tưởng là do hội chứng ruột kích thích mà bỏ qua nguyên nhân do bệnh gan, dẫn đến ảnh hưởng việc chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.

3. Phân đen

Bệnh nhân bị bệnh gan rất dễ gặp bất thường về phân. Về mặt lâm sàng, nhiều bệnh có thể gây ra phân đen, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó liên quan mật thiết đến hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, không thể bỏ qua triệu chứng đi ngoài ra phân đen là do gan gặp vấn đề, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày của những bệnh nhân này sẽ bị giãn, đồng thời niêm mạc trong dạ dày cũng bị bào mòn nên đi ngoài ra phân đen.

Nếu khi đi vệ sinh phân có màu đen, cơ thể suy nhược, sắc mặt vàng vọt, mất ngủ, mộng mị thì bạn nên chú ý xem gan có mắc bệnh gì không.

Hãy tránh 6 hành vi đẩy nhanh quá trình "tổn thương" gan

Trầm cảm: Theo Đông y, gan có vai trò quan trọng như tướng quân của một nước. Gan quản lý sự lưu thông khí huyết và kẻ thù của nó là sự tức giận.

Tức giận, trầm cảm dễ gây tổn hại cho gan. Ảnh minh hoạ

Tức giận, trầm cảm dễ gây tổn hại cho gan. Ảnh minh hoạ

Những cảm xúc không lành mạnh như tức giận, trầm cảm và dễ bị kích động ảnh hưởng rất lớn đến gan. Đông y cho rằng những cảm xúc này được lưu trữ trong gan và túi mật, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, gây đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao.

Khi nóng giận, uất ức tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao. Từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.

Ăn đêm

Ăn uống lúc nửa đêm sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, nếu cứ tiếp tục như vậy rất dễ xảy ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Ăn đêm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lá gan của bạn. Ảnh: Shutterstock

Ăn đêm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lá gan của bạn. Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, ăn tối quá muộn cũng không có lợi cho tiêu hóa, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Vì vậy, những người có gan không tốt phải giảm thói quen ăn vặt lúc nửa đêm và hạn chế cảm giác thèm ăn.

Chế độ ăn quá "nặng"

"Nặng" ở đây là khẩu vị nặng, tức là chế độ ăn nhiều dầu, nhiều muối.

Thực phẩm nhiều dầu thường có lượng calo cao hơn, điều này sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong gan và làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gan cũng nên kiểm soát chặt chẽ lượng muối, nhất là đối với bệnh nhân xơ gan cổ chướng, nếu ăn quá nhiều thức ăn có vị cay nồng, kích thích rất dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

Đồ ăn qua đêm

Thức ăn thừa để qua đêm thường dễ bị ô nhiễm thứ cấp, gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nó cũng dễ bị nhiễm Aspergillus flavus và tạo ra aflatoxin. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử tế bào gan và bệnh gan.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, với tiền đề không lãng phí nhiều thức ăn, cố gắng không ăn thức ăn qua đêm.

Nghiện rượu

Rượu là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tật và tử vong sớm.

Nghiên cứu cho thấy trong vòng một năm, dù chỉ uống một ly rượu mỗi ngày cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc 23 bệnh liên quan đến rượu lên 0,5%.

Các nghiên cứu cho thấy, nghiện rượu làm tổn thương gan nhiều nhất. Uống rượu sẽ tạo ra acetaldehyde trong cơ thể, acetaldehyde có tác dụng gây độc cho tế bào gan, có thể đẩy nhanh quá trình chết của tế bào gan và ảnh hưởng đến quá trình tự sửa chữa của tế bào gan.

Thiếu ngủ

Những người thường xuyên thức khuya không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, suy giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của gan vào ban đêm. Ảnh minh hoạ

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của gan vào ban đêm. Ảnh minh hoạ

Đối với những người đã mắc bệnh gan, các tế bào gan bị tổn thương sẽ khó phục hồi, có thể nặng hơn, thậm chí gây ung thư gan

Người gan kém, làm tốt 3 điều này lá gan sẽ dần khỏe mạnh

Giấc ngủ chất lượng

Một giấc ngủ chất lượng cao đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tự phục hồi của gan.

Cố gắng ngủ trước 11 giờ mỗi đêm, vì lúc này kinh mạch gan hoạt động, ngủ vào thời điểm này có thể làm tăng lượng máu qua gan. Nó giúp tăng cường chức năng của tế bào gan, nâng cao khả năng giải độc, giúp gan tự phục hồi.

Uống một tách trà bảo vệ gan

Nước cỏ sữa lên men ngâm nước uống hàng ngày có thể bảo vệ gan tốt và thúc đẩy quá trình giải độc gan.

Cây cỏ sữa là một loại cây nhỏ có "công dụng kép" vừa làm thuốc vừa là thực phẩm.

Khoa học hiện đại đã khẳng định nước ép cỏ sữa có thể chống lại nội độc tố làm tổn thương các lysosome và ty thể của tế bào gan, làm giảm tác dụng độc hại do nội độc tố gây ra, nâng cao khả năng giải độc của gan, bảo vệ sức khỏe của gan.

Nó đi vào kinh mạch gan, giải độc gan, thanh nhiệt, chống tổn thương gan rất tốt, cỏ sữa và cây kế sữa có công năng tương đương, được dùng phổ biến nhất cho người cần thải độc gan.

Bấm bắp chân

Huyệt dương lăng tuyền

Huyệt dương lăng tuyền

Ở mặt ngoài của bắp chân, khi đầu xương mác ở chỗ lõm trước và dưới có huyệt Dương lăng tuyền. Huyệt dương lăng tuyền nằm ở chỗ lõm giữa đầu trên xương chày và xương mác. Vị trí này giống như một dòng sông nên huyệt này mới có tên gọi là huyệt dương lăng tuyền.

Dùng ngón tay cái để xoa theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi ngày và xoa ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian tương tự.

Ấn và xoa huyệt này thường xuyên, khí uất kết do sự tức giận, buồn bực trầm cảm gây ra sẽ được tỏa ra, giúp giảm độc tố gây hại cho gan.

6 thực phẩm thơm ngon là ”thần dược” giải độc thận

Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh bạn cần phải tích cực bồi bổ cho các bộ phận trên cơ thể của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Nguyễn Chinh ([Tên nguồn])
Bệnh gan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN