Người đàn ông tử vong khi thực hiện bài tập thể dục này
Bài tập thể dục này yêu cầu người tập treo cằm lên cao, nhằm giảm đau cổ và cột sống.
Trong khoảng 1 thập kỷ qua, tại Trung Quốc có một loại bài tập thể dục kỳ lạ thu hút sự chú ý của mọi người. Theo đó, người tập sẽ treo lơ lửng cơ thể nhờ sự hỗ trợ của một dây đeo bằng da.
Bài tập kỳ lạ này được cho là do Sun Rongchun – một người gốc Thẩm Dương phát minh ra, nhằm giảm đau lưng. Sau đó, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh mọi người thực hiện động tác treo cằm ở khắp các công viên, phòng tập thể dục ngoài trời trên khắp nước.
Mặc dù động tác treo cằm lên trông có vẻ không an toàn nhưng những người thực hiện đều tin tưởng nó có thể chữa đau cổ và lưng.
Động tác này không an toàn cho người tập.
Các bác sĩ cũng đã cảnh bảo về sự nguy hiểm của động tác này trong nhiều năm. Mới đây, một tai nạn xảy ra chứng minh động tác này không an toàn, có thể gây tử vong.
Vào ngày 15/5 vừa qua, một người đàn ông 57 tuổi sống ở thị trấn Chengxi, Trùng Khánh đã tử vong khi thực hiện động tác này ở xích đu ngoài trời.
Cảnh sát xác nhận cái chết của người đàn ông này là do bị treo cổ. Các nhân chứng cũng nói rằng, người đàn ông này đã tựa cổ vào dây đeo thay vì cằm trước khi lắc lư cơ thể. Số khác cho rằng có thể người này đã dùng quá nhiều lực khi lắc lư. Dù sai lầm là gì đi chăng nữa, động tác này vẫn tiềm ẩn nguy hiểm.
Zhao Qiang, phó giám đốc Bệnh viện Liên kết Số một Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Thiên Tân cho biết: “Không nên tập thể dục với các thiết bị kỳ lạ, mặc dù điều này dựa trên các nguyên tắc lực kéo lâm sàng. Thế nhưng, nó có thể làm tổn thương dây thần kinh, tuỷ sống hoặc thậm chí gây liệt nửa người. Không nên thực hiện động tác treo cằm để tập thể dục, nó không mang lại lợi ích nào cho cột sống cổ và sức khoẻ tổng thể”.
Mặc dù tai nạn thương tâm này đã xảy ra nhưng có vẻ nó không khiến những người đam mê bài tập này từ bỏ. Tuy nhiên, tai nạn phần nào khiến người ta suy nghĩ về những rủi ro khi thực hiện và tầm quan trọng của việc thực hiện động tác lắc cổ đúng cách.
Đối với các loại trái cây có nhiều hạt như ổi, khuyến cáo nên loại bỏ hạt trước khi ăn.
Nguồn: [Link nguồn]