Người đàn ông suy kiệt, liệt tứ chi vì thói quen xông nhà mới

Anh T. có thói quen xông nhà mới xây với mong muốn mang lại may mắn cũng như vượng khí cho ngôi nhà nên đã bị nhiễm chất được coi là “vua của các loại độc”. 

Ngày 14/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, BV vừa điều trị thành công cho một người bệnh bị nhiễm độc thạch tín. 

Đây là một trường hợp hy hữu, người bệnh bị nhiễm độc thạch tín do thói quen xông nhà gần 10 năm.

Trước đó anh N.V.T., 39 tuổi, ngụ tại một thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đã đến các bệnh viện trong và ngoài nước ròng rã một năm trời nhưng không tìm ra bệnh, cơ thể ngày càng suy kiệt, yếu tứ chi. 

Sau khi nhập viện, các bác sĩ phát hiện người bệnh nhiễm độc thạch tín.

Người đàn ông suy kiệt, liệt tứ chi vì thói quen xông nhà mới bằng thuốc bắc.

Người đàn ông suy kiệt, liệt tứ chi vì thói quen xông nhà mới bằng thuốc bắc.

Việc điều trị cho người bệnh gặp nhiều khó khăn vì nguồn thuốc trong nước khan hiếm. May mắn các bác sĩ Khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD TPHCM đã liên lạc và phối hợp thành công với một bệnh viện ở nước ngoài điều trị cho người bệnh.

Được biết, anh T. làm nghề xây dựng và kinh doanh nhà xây sẵn đã gần 10 năm nay. Anh có thói quen xông nhà mới xây với mong muốn mang lại may mắn cũng như vượng khí cho ngôi nhà.

Anh T. thường xuyên đã ra tiệm thuốc bắc tại địa phương để mua gói thuốc xông nhà đôi khi có dạng bột, đôi khi là cây cỏ kèm theo xác ve sầu có rắc bột màu đỏ hoặc vàng để đốt và đi vòng quanh nhà. 

Suốt 1 năm, dù đã điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau thậm chí qua Singapore nhưng anh T. vẫn thường xuyên bị sốt, không ăn uống được, nôn ói, chân tay ngày càng yếu, không thể di chuyển. 

Ngày 14/5/2019, anh T. đến BV ĐHYD TPHCM trong tình trạng nguy cấp với các biểu hiện của bệnh cảnh tự miễn như sốt, đau bụng, nôn ói liên tục, yếu liệt tứ chi, suy kiệt, bụng báng nhiều.

Tại Khoa Nội cơ xương khớp, các bác sĩ đánh giá tình trạng người bệnh nặng, nguy cơ tử vong vì có dấu hiệu của nhiễm trùng, xơ gan, nguy cơ xuất huyết do giảm tiểu cầu, suy dinh dưỡng…

TS BS. Cao Thanh Ngọc – Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp cho biết, ngay khi chẩn đoán người bệnh bị ngộ độc thạch tín, các bác sĩ đã liên lạc với các trung tâm điều trị lớn trong nước và quốc tế để hội chẩn về việc điều trị đặc hiệu cho người bệnh.

Hiện tại anh T. đã có thể sinh hoạt và làm việc gần như bình thường.

Theo TS BS Cao Thanh Ngọc, thạch tín (hay còn gọi là asen) là một kim loại nặng, có 2 dạng: thứ nhất là thạch tín hữu cơ (nằm trong thực vật và mô thịt động vật), loại thạch tín này thường vô hại đối với con người; thứ 2 là thạch tín vô cơ tích tụ trong đất đá hoặc hòa tan vào nước.

Độc tính của thạch tín vô cơ cao gấp 4 lần thuỷ ngân, được công nhận là các chất gây ung thư nhóm một. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín được sử dụng làm thuốc trừ dịch sâu, thuốc diệt cỏ và trong sản xuất các hợp kim.

Thạch tín vô cơ là loại hóa chất cực độc và được gọi là “vua của các loại độc”. Thạch tín là chất độc không mùi, không vị. Do đó, nạn nhân không dễ dàng phát hiện mình đang bị đầu độc. Nếu một lượng lớn thạch tín xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và có thể tử vong ngay lập tức.

TS BS. Cao Thanh Ngọc khuyến cáo, người dân không nên sử dụng những chế phẩm hay thuốc men không rõ nguồn gốc, không nên lạm dụng bất cứ đồ vật hay món ăn gì như dùng thường xuyên một món ăn, uống lâu dài một loại thực phẩm chức năng khi chưa biết rõ chính xác thành phần bên trong.

Tốt nhất nên ăn uống đa dạng, luân phiên thay đổi. Nếu có các triệu chứng của bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị.

Bác sĩ mách cách nhận biết dấu hiệu bị ngộ độc rượu giả

BS KHÂU MINH TUẤN, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) giải đáp thắc mắc:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN