Người đàn ông phải cắt bỏ thận sau 1 ngày bị mỏi lưng, tiểu buốt

Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường là những dấu hiệu của bệnh thận.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa thông tin về ca phẫu thuật nội soi cắt một bên thận. Bệnh nhân là ông N.B.T. (51 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

Ông T. vào viện khám sau một ngày đau mỏi vùng thắt lưng bên trái, tiểu buốt. Người nhà cho biết, bệnh nhân không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. 

Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. 

Kết quả cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị giãn đài bể thận trái do sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên kích thước 8x18mm, thận trái ứ nước căng to, nhu mô giãn mỏng mất chức năng thận. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt thận. Hiện tại, sau mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục được điều trị và theo dõi tại Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu.

BS Ma Đình Đức - Phó trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, phẫu thuật cắt thận nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, giảm mất máu, ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ mở truyền thống. Vết mổ nhỏ, thẩm mỹ cho người bệnh.

Người dân nên có thói quen khám bệnh định kỳ để được đánh giá chức năng thận, phát hiện sớm các tổn thương. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn thận.

Theo các bác sĩ, chức năng thận bị suy giảm có nhiều nguyên nhân trong đó người dân có thói quen dùng thuốc lá, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc.

Để phòng bệnh, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ các chất và giảm muối, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Dấu hiệu mắc bệnh thận

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Bé 5 tuổi tử vong vì gia đình dùng thuốc nam chữa bệnh thận

Bệnh nhi 5 tuổi quê ở Bắc Giang nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN