Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện ung thư đại tràng nhờ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người đàn ông 69 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư nhờ khám sức khỏe tầm soát qua soi đại tràng.

Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ Bệnh Viện Hùng Vương, Phú Thọ cho biết vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho 1 bệnh nhân nam 69 tuổi, bất ngờ phát hiện ung thư nhờ khám sức khỏe tầm soát qua soi đại tràng.

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện ung thư đại tràng nhờ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua - 1

Qua kiểm tra cận lâm sàng, kết quả nội soi cho thấy có polyp đại tràng 1,6 cm, chân rộng, bề mặt có biến đổi, được các bác sỹ tiến hành sinh thiết và được chẩn đoán ung thư đại tràng Sigma cT1bN0M0/ Tăng huyết áp - Gout - Suy tuyến thượng thận - Tăng mỡ máu… Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng nối ngay, vét hạch.

Hiện tại sau 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống bình thường, sức khỏe ổn định, bệnh nhân được ra viện và theo dõi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo đến bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hoá ở độ tuổi trên 50 tuổi là cực kỳ quan trọng, cần thực hiện tối thiểu 2 năm 1 lần với những đối tượng nguy cơ thấp

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư đại tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Giảm cân bất thường

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?

Ung thư được coi như án tử đối với bất kỳ bệnh nhân nào, bởi thời gian ủ bệnh kéo dài và khi phát hiện thì bệnh đã ở trong giai đoạn cuối. Vì vậy để phòng ngừa ung thư đại tràng chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và nên sàng lọc ung thư để phát hiện bệnh sớm.

Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn bằng cách:

- Uống 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế được tình trạng táo bón từ đó giảm bớt gánh nặng cho đại tràng

- Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ- Bổ sung Vitamin D và canxi - Hạn chế rượu bia và thuốc lá

- Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng, tinh thần thư thái và giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Theo các bác sĩ, những người thừa cân, béo phì; người ít vận động, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng... sẽ gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Ung thư đại tràng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN