Người đàn ông mù mắt vì thích uống rượu cho có cảm giác "cay cay"

Sự kiện: Ngộ độc rượu

Bệnh nhân B.V.T. (quê Tam Dương, Vĩnh Phúc) cũng bị ngộ độc rượu dẫn tới mù mắt.

Bệnh nhân được chuyển tuyến từ Vĩnh Phúc vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng mê sảng và mắt không nhìn thấy gì. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có uống rượu mua ở đâu không biết.

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ cho biết ông K. bị ngộ độc methanol. Sau thời gian điều trị tích cực, bệnh nhân bảo toàn tính mạng nhưng thị lực không thể phục hồi. Ngoài ra, ông K. còn bị tăng men gan, xơ gan.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bệnh nhân B.V.T. (quê Tam Dương, Vĩnh Phúc) cũng bị ngộ độc rượu dẫn tới mù mắt. Theo gia đình, ông T. thích uống rượu vào buổi sáng cho có cảm giác "cay cay".

Gần đây, ông T. nhờ cháu ngoại đi mua rượu ở cửa hàng tạp hóa về uống. Sau đó, bệnh nhân đau đầu, nôn ói, được vợ dìu đi ngủ. Khi tỉnh dậy, bệnh nhân không nhìn thấy gì nên được đưa đi cấp cứu.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là các trường hợp điển hình đến trung tâm cấp cứu do ngộ độc methanol dẫn tới biến chứng mù mắt. Các bệnh nhân này đều có khả năng phục hồi thị lực rất thấp.

Theo bác sĩ Nguyên, methanol được hấp thu và gây ngộ độc dễ dàng qua đường tiêu hóa, qua da hoặc qua đường hô hấp. Do methanol được cơ thể chuyển hóa và thải trừ chậm, gây ngộ độc cũng chậm nên khi tiếp xúc mức độ ít trong thời gian dài hoặc lặp lại nhiều lần sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc sau đó nhiều ngày. Tình trạng này hay gặp ở người nghiện rượu, người thường xuyên uống rượu không rõ nguồn gốc, cồn giả pha nước uống thay rượu, người lao động trong môi trường tiếp xúc với methanol nhưng không có bảo hộ lao động…

Hoặc người bệnh có thể tiếp xúc với methanol liều cao một lần nhưng không biết, và tới 1-2 ngày sau mới biểu hiện nhiễm độc (hay gặp với trường hợp sử dụng sản phẩm giả có chứa methanol).

Một số biểu hiện khi bị ngộ độc methanol

Ngộ độc cấp tính: mờ mắt, giảm thị lực, mù, đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa, sốc, tổn thương đa tạng, tử vong.

Ngộ độc mạn tính: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ, rối loạn tâm thần viêm kết mạc, nhìn mờ, mù…

Di chứng nặng nề nhất là di chứng mắt và não: mù mắt, giảm thị lực, hôn mê, rối loạn vận động, sống thực vật, thậm chí tử vong.

Tết khó tránh rượu bia, biết những điều này để tránh ngộ độc rượu

Trong dịp Tết, nếu phải uống rượu, bia thì nên uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống, uống từ từ kết hợp với sử dụng đồ ăn, xen kẽ với nước lọc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN