Người đàn ông mắc căn bệnh nguy hiểm vì thói quen hàng triệu người Việt mắc phải

Bệnh nhân hút thuốc lào nhiều (khoảng 40 năm) sau đó chuyển sang hút thuốc lá.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, các bác sĩ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 70 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng ho khan, khó thở tăng lên, mệt nhiều.

Khi nhập viện bệnh nhân nói thều thào, không thành câu, mệt nhiều thở nhanh, huyết áp tăng. Bệnh nhân có biểu hiện lồng ngực căng phồng, hạn chế di động, điển hình cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong đợt cấp. Bệnh nhân được chẩn đoán: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Người đàn ông mắc bệnh vì thói quen khó bỏ.

Người đàn ông mắc bệnh vì thói quen khó bỏ.

Bệnh nhân có tiền sử COPD mới phát hiện. Trước đây, bệnh nhân hút thuốc lào nhiều (khoảng 40 năm). Sau một thời gian ngắt quãng, năm 50 tuổi, bệnh nhân chuyển sang hút thuốc lá. Cách hai năm trước bệnh nhân có biểu hiện khó thở và bị suy nhược cơ thể được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở và điều trị. Hiện tại bệnh nhân đã bỏ được thuốc lá.

Nhiều người nghĩ hút thuốc lào đỡ hại hơn thuốc lá, tuy nhiên TS. BS Vũ Minh Điền, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp cho biết, tất cả thuốc lào hay thuốc lá đều có nguy cơ tổn thương mãn tính với đường hô hấp.

Một người mà hút thời gian ngắn nhưng lượng hút nhiều thì nó cũng tổn thương tương tự như người hút nhiều nhưng số lượng ít. Người ta sẽ quy đổi ra số lượng là bao trên năm.

TS.BS. Điền lý giải, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài giãn phế nang thường có biểu hiện đợt cấp, ho, khạc đờm, khó thở. Khi thời tiết thay đổi hoặc bị khói bụi hoặc bị nhiễm cúm bị bệnh về đường hô hấp thì sẽ lên khó thở. Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, có một số yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm cho COPD trở nên tồi tệ hơn, bao gồm phơi nhiễm môi trường và yếu tố di truyền. Ví dụ, tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm việc, hóa chất và ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời có thể góp phần gây ra COPD.

Để chẩn đoán một ngưới mắc COPD, chúng tôi phải dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm quan trọng để xác định một người bị COPD là đo hô hấp ký…

TS.BS. Vũ Minh Điền nhấn mạnh: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh phổi có thể phòng ngừa và điều trị được. Những người bị COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến khó thở và hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh. Khi bệnh tiến triển, có thể khó thở khi thở ra hoặc thậm chí khi hít vào. Bệnh nhân COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai.

Vì thế, một người đã bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để theo dõi định kỳ theo y lệnh của bác sĩ.

Khi có các triệu chứng ho, khó thở thì phải báo cho người thân để theo dõi và quản lý. Người bệnh cần tuân thủ thuốc dự phòng duy trì đều đặn gồm có thuốc chống viêm, giảm phù nề tại chỗ và các thuốc giãn phế quản.

Thứ hai là  người bệnh cần tăng cường tập thể dục, có thói quen sinh hoạt điều độ để tăng cường hô hấp. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao tuổi có ít nhất hai đợt một năm nên đi tiêm vắcxin phòng cúm, phế cầu trước mùa đông xuân để tăng cường miễn dịch hạn chế nguy cơ mắc.

Bệnh nhân có thói quen sử dụng nước giếng khoan thường xuyên trong sinh hoạt và có dùng thuốc không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN