Người đàn ông hôn mê vì sai lầm nhiều người mắc khi bị tiểu đường

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường nhưng bỏ dùng thuốc 10 ngày, gia đình phát hiện bệnh nhân lơ mơ, nói nhảm nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.

Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, TTYT huyện Cẩm Khê, Phú Thọ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.

Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường nhưng bỏ dùng thuốc 10 ngày, gia đình phát hiện bệnh nhân lơ mơ, nói nhảm nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp, môi và ngọn chi tím tái, da lạnh, thở nhanh sâu. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy đường huyết tăng cao ở mức 40,15 mmol/L, có tình trạng toan chuyển hóa và xuất hiện Ceton niệu.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê do nhiễm toan ceton, hậu quả của việc ngừng thuốc đái tháo đường. Ngay lập tức, bác sĩ tiến hành hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy, truyền insulin tĩnh mạch liên tục, và bổ sung dịch, điện giải. Sau khoảng 1 giờ điều trị, bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện về tri giác nhưng vẫn còn nguy hiểm, tiếp tục được theo dõi và chăm sóc tích cực.

Sau 24 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định hoàn toàn, tỉnh táo, các chỉ số sinh tồn như mạch, nhịp thở, huyết áp, oxy máu đều ổn định. Đường huyết được kiểm soát tốt mà không cần truyền insulin liên tục, và tình trạng toan chuyển hóa đã cải thiện.

Theo các bác sĩ, hôn mê do nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng cấp tính, nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân thường do ngừng thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều, nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh lý cấp tính khác.

Khuyến cáo đối với bệnh nhân đái tháo đường:

- Tuân thủ điều trị: Sử dụng thuốc đúng liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát HbA1c.

- Chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, đường, chất béo bão hòa và mỡ cao; nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

- Theo dõi đường huyết: Kiểm tra thường xuyên để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

- Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đặc biệt với người thừa cân béo phì cần luyện tập nhiều hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch luyện tập an toàn và hiệu quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Gần đây, rất nhiều trẻ từ 7-18 tuổi nhập viện được chẩn đoán đái tháo đường type 1 và đều ở mức đường huyết rất cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN