Người đàn ông đi tiểu nhiều lần, thậm chí ra cả máu, bác sĩ choáng khi thấy thứ này bên trong
Tình trạng của ông Trần rất dễ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, cần đặc biệt chú ý.
Ông Trần Ba (60 tuổi) ở Quảng Châu, Trung Quốc xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt nên đã đến bệnh viện gần nhà khám và được điều trị bằng thuốc chống viêm. Tuy nhiên, suốt 3 tháng qua tình trạng của ông vẫn không được cải thiện, thậm chí còn nặng hơn tới mức đi tiểu ra máu.
Lo lắng tình trạng của mình, ông Trần đã đến Phòng khám Tiết niệu Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Y Quảng Châu để khám.
Tại đây, giáo sư bác sĩ Ngô Văn Kỳ, phó trưởng khoa Tiết niệu đã xem xét tình trạng trước đó của ông Trần và tiến hành các cuộc kiểm tra thêm. Kết quả chụp CT cho thấy có một viên sỏi lớn hiếm gặp phát triển trong bàng quang, kèm theo đó là thận bị ứ nước.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Ngô đã lên kế hoạch phẫu thuật cho ông Trần. Bác sĩ choáng váng khi lấy ra được một viên đá màu vàng nâu, kích thước bằng quả trứng ngỗng.
Viên sỏi bàng quang của ông Trần.
Giáo sư Ngô giải thích rằng, có nhiều yếu tố hình thành sỏi bàng quang, chủ yếu là yếu tố chuyển hóa và đường tiết niệu. Các yếu tố chuyển hóa bao gồm thay đổi thành phần nước tiểu (như tăng axit oxalic, axit uric và canxi niệu), uống ít nước hơn… Yếu tố đường tiết niệu bao gồm tắc nghẽn và nhiễm trùng niệu đạo.
Sỏi bàng quang ở nam giới trung niên và cao tuổi có liên quan mật thiết đến tình trạng tiểu ít và nhiễm trùng đường tiết niệu do u xơ tiền liệt tuyến. Ông Trần là một ví dụ điển hình, ông bị tắc nghẽn tiểu tiện lâu ngày do u xơ tuyến tiền liệt dẫn đến hình thành sỏi bàng quang.
Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?
Sỏi bàng quang là những khối khoáng chất cứng trong bàng quang. Chúng phát triển khi các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và tạo thành sỏi. Điều này thường xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
Sỏi bàng quang nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng đôi khi cũng cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Một khi sỏi bàng quang phát triển quá lớn, kích thích lên thành bàng quang hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu, nó có thể gây ra một số triệu chứng như đau bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, có máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc màu sẫm bất thường…
Một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sỏi bàng quang. Đôi khi một tình trạng tiềm ẩn ảnh hưởng đến khả năng giữ, lưu trữ hoặc loại bỏ nước tiểu của bàng quang sẽ hình thành sỏi bàng quang. Bất kỳ chất lạ nào có trong bàng quang đều có xu hướng gây sỏi bàng quang.
Những nguyên nhân phổ biến gây sỏi bàng quang bao gồm:
- Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây sỏi bàng quang ở nam giới. Nó có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn.
- Thông thường, các dây thần kinh mang thông điệp từ não đến cơ bàng quang, khiến các cơ bàng quang thắt chặt hoặc thả lỏng. Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương do đột quỵ, chấn thương tủy sống hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bàng quang có thể không rỗng hoàn toàn. Điều này được gọi là bàng quang thần kinh.
- Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc xạ trị vùng chậu, có thể dẫn đến sỏi bàng quang.
- Sỏi hình thành trong thận không giống như sỏi bàng quang, chúng phát triển theo những cách khác nhau. Nhưng những viên sỏi thận nhỏ có thể đi xuống niệu quản vào bàng quang và nếu không được tống ra ngoài, có thể phát triển thành sỏi bàng quang.
Những cơn đau thắt ngực nếu không được cấp cứu trong thời gian quy định, khả năng tử vong cao.
Nguồn: [Link nguồn]