Người đàn ông đại tiện 3 lần/ngày mắc ung thư tuyến tuỵ: Có 1 triệu chứng rất phổ biến
Nếu thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài, đừng chủ quan với dấu hiệu này vì nó tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh hiểm nghèo.
Ông Trương (Trung Quốc) 45 tuổi, sức khỏe bình thường, thói quen đi vệ sinh đều đặn, mỗi ngày một lần. 6 tháng trước, ông đột nhiên bị tiêu chảy nên nghi ngờ mình ăn nhầm thứ gì đó nên mới bị đau bụng như vậy.
Thế nhưng, những suy đoán của ông đã sai, ban đầu tần suất tiêu chảy chỉ 1 lần/ngày nhưng sau đó tăng lên 3~4 lần/ngày. Đặc biệt, sau khi ông ăn thịt thì phân còn có chút mỡ, cảm giác như không được tiêu hóa.
Ông Trương tới bệnh viện khám, được tiến hành nội soi, kết quả cho thấy đường ruột vẫn bình thường.
Ảnh minh họa.
Mặc dù vậy bác sĩ vẫn nghi ngờ triệu chứng tiêu chảy này có thể là dấu hiệu bất thường ở cơ quan khác nên đề nghị ông Trương kiểm tra thêm. Vì nội soi rất đau đớn nên ông không muốn tiếp tục kiểm tra, khăng khăng đòi bác sĩ kê cho mình thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Trước thái độ cứng rắn của ông Trương, bác sĩ không thuyết phục được nên đành kê đơn và cho về. Vài tháng sau đó, tình trạng đại tiện của ông ngày càng nghiêm trọng hơn, sụt cân rất nhiều. Lần này, ông tới bệnh viện khám lại, kết quả chụp CT cho thấy tụy có dấu hiệu bất thường, bác sĩ chẩn đoán ung thư tụy ở giai đoạn nặng.
Trên thực tế, có nhiều người thường xuyên bị tiêu chảy nhưng lại nghĩ do mình ăn nhầm thứ gì đó. Phỏng đoán sai lầm này có thể làm chậm trễ thời gian vàng để điều trị bệnh.
Tiêu chảy liên tục, không chỉ có mỗi ruột già “kêu cứu”
Tiêu chảy là tình trạng phân loãng, lượng phân vượt quá 200g, tần suất đại tiện vượt quá 3 lần mỗi ngày.
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, những bất thường dưới đây có thể gây tiêu chảy, bạn cần chú ý:
- Tuyến giáp
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (tức là cường giáp), quá nhiều thyroxine và triiodothyronine sẽ thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém, dẫn tới tiêu chảy.
Tiêu chảy do cường giáp có đặc điểm là không đau bụng trước khi đi đại tiện, không có chất nhầy, mủ hoặc máu trong phân.
- Tuyến thượng thận
Nhiễm trùng tuyến thượng thận, teo mô thượng thận và các nguyên nhân khác có thể gây tổn thương vỏ thượng thận, sau đó dẫn tới suy thượng thận mãn tính, cuối cùng bị tiêu chảy.
Tiêu chảy do suy tuyến thượng thận mãn tính có dấu hiệu đặc trưng là tiêu chảy nặng, phân lỏng, kèm theo đau bụng và nôn, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mất nước.
- Gan
Bệnh nhân mắc bệnh gan cũng có thể có triệu chứng tiêu chảy, bởi vì bệnh gan sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mật, đồng thời cũng gây tắc nghẽn, phù nề hoặc xói mòn niêm mạc ruột do tăng áp lực tĩnh mạch ở gan, thậm chí gây rối loạn chức năng tự chủ, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột, cuối cùng gây tiêu chảy.
Tiêu chảy do bệnh gan gây ra có đặc điểm là số lần đại tiện tăng, thường vào buổi sáng, sau bữa ăn, thời gian đại tiện không đều, phân loãng hoặc lỏng, không nhầy hoặc có mủ, không đau bụng hoặc chỉ đau bụng nhẹ.
- Tụy
Các tổn thương của tuyến tụy có thể dẫn đến chức năng ngoại tiết của tuyến tụy kém, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tiêu hóa của ruột non, sau đó gây ra tiêu chảy.
Tiêu chảy do bệnh về tụy thường có phân như bóng mỡ, chất béo được thải ra cùng với phân có màu vàng nhạt, nhờn, mùi hôi.
- Túi mật
Khi túi mật bị rối loạn chức năng vận động, quá trình bài tiết dịch mật sẽ bị giảm sút. Bài tiết kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, do đó chất béo chỉ có thể được đào thải ra ngoài qua phân, từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy.
- Dạ dày
Khi mắc các bệnh về dạ dày, thức ăn trong dạ dày (chủ yếu là chất đạm) không thể được tiêu hóa hết sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, dẫn tới tiêu chảy. Việc giảm hoặc thiếu tiết axit dạ dày cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng ngoại tiết của tuyến tụy và gây ra tình trạng phân mỡ.
Tiêu chảy do bệnh dạ dày thường có số lần đại tiện tăng lên, dặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Phân nhão, có tính kiềm mạnh, soi phân sẽ thấy các sợi cơ vân.
- Ruột
Rối loạn chức năng đường ruột, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và các bệnh đường ruột có thể gây tiêu chảy mãn tính.
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy đường ruột sẽ khác nhau tùy theo từng nguyên nhân. Ví dụ, tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột chủ yếu là phân có màu vàng nhạt, màu xanh lá cây, có nước hoặc phân giống như súp trứng. Viêm ruột do rotavirus chủ yếu là phân giống như súp trứng. Kiết lỵ và viêm loét đại tràng thường là phân có mủ.
Triệu chứng khác của ung thư tuyến tụy
Tiêu chảy tái phát là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy, chủ yếu liên quan đến chức năng ngoại tiết của tuyến tụy bị suy giảm. Tiêu chảy do ung thư tuyến tụy có đặc điểm là tần suất nhiều (vài lần thậm chí cả chục lần trong ngày), thời gian kéo dài vài tháng và có cặn mỡ trong phân (có thể nhìn thấy những giọt dầu trong phân).
Ngoài ra, ung thư tuyến tụy còn có các triệu chứng sau:
- Chán ăn
Chán ăn là một trong những triệu chứng chính của ung thư tuyến tụy. Nguyên nhân là do khối ung thư chặn đầu dưới của ống tụy và ống mật, từ đó ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch tụy và dịch mật, khiến chức năng tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng, từ đó dẫn tới các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn.
- Nước tiểu, da và mắt có màu vàng bất thường
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ kèm theo triệu chứng vàng da. Nguyên nhân là do khối ung thư chèn ép hoặc xâm lấn phần dưới của ống mật chủ, nước tiểu, da và mắt của bệnh nhân sẽ có màu vàng bất thường.
- Đau dạ dày
Đau dạ dày cũng là một trong những triệu chứng chính của ung thư tuyến tụy, khoảng 60% đến 80% bệnh nhân sẽ bị đau vùng bụng trên. Người bệnh chỉ đau nhẹ ở giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh tiến triển nặng dần, cơn đau bụng này biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, có thể là đầy bụng khó chịu, đau âm ỉ hoặc thậm chí đau dữ dội.
- Sụt cân đáng kể
Không giống như các bệnh ung thư khác, bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy thường sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn sau khi phát bệnh, có thể sụt hơn 30kg, kèm theo các triệu chứng như toàn thân suy nhược, mệt mỏi.
Hầu như ai cũng từng bị tiêu chảy một vài lần, nhiều người nghĩ tiêu chảy chỉ là do ăn uống không đúng cách và sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nhiều lần và tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nguồn: [Link nguồn]
Mặc dù người đàn ông này không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên nhưng lại mắc ung thư vì thường xuyên ăn đồ ngọt.