Người đàn ông cương cứng suốt 2 ngày, nếu chậm trễ thêm một chút có thể khiến “của quý” bị hoại tử
Sự cương cứng trong trường hợp này đặc biệt nguy hiểm, nam giới cần đặc biệt chú ý.
Trong chương trình "Doctor Is Hot" của Đài Loan, bác sĩ tiết niệu Cố Phương Ngọc chia sẻ một trường hợp rất nghiêm trọng xảy ra ở đàn ông. Theo đó, bệnh nhân là một người đàn ông ở độ tuổi 30, khi thức dậy vào buổi sáng, "cậu nhỏ" cương cứng suốt 2-3 tiếng đồng hồ. Anh cảm thấy rất tự hào về khả năng sung mãn của mình.
Tuy nhiên sau đó, sự cương cứng này kéo dài suốt 2 ngày liên tiếp, khiến anh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Đặc biệt, dù anh cố gắng "tự xử", chườm đá lạnh, dội nước nhưng nó vẫn không hết sưng, dương vật luôn thẳng đứng khiến anh cảm thấy rất phiền phức.
Bác sĩ tiết niệu Cố Phương Ngọc.
Tình trạng không thể thuyên giảm buộc anh phải đến bệnh viện để điều trị. Tại đây, bác sĩ Cố nói rằng, triệu chứng này chính là hội chứng priapism (cương cứng kéo dài). Đây là một vấn đề có liên quan tới mạch máu, khi máu chảy vào dương vật liên tục, nếu để hơn 3 ngày mà không chữa trị sẽ khiến dương vật bị hoại tử. Do đó, bệnh nhân ngay lập tức được cấp cứu và may mắn chữa khỏi.
Bác sĩ Cố cho biết, tình huống này có cách giải quyết đơn giản là ngăn chặn máu chảy xuống dương vật, cần phải chụp X-quang để xác định vấn đề ở đâu, từ đó sẽ cầm máu được. Vấn đề trọng tâm nhất là không được để tình trạng cương cứng kéo dài quá lâu, như thế sẽ chậm trễ.
Hội chứng priapism là gì?
Đây là hội chứng nói về tình trạng dương vật cương cứng kéo dài hàng giờ không phải do kích thích tình dục. Tình trạng này không phổ biến, thường xảy ra ở một số nhóm người nhất định, hầu hết các trường hợp là nam giới trên 30 tuổi.
Sự cương cứng thường xảy ra có kích thích thể chất hoặc tâm lý. Sự kích thích này làm cho các cơ trơn nhất định giãn ra, tăng lưu lượng máu đến các mô xốp ở dương vật. Hậu quả là dương vật chứa đầy máu trở nên cương cứng. Sau khi kích thích kết thúc, máu chảy ra và dương vật trở lại trạng thái bình thường.
Ảnh minh họa.
Priapism xảy ra khi một số bộ phận của hệ thống như mạch máu, cơ trơn hoặc dây thần kinh thay đổi lưu lượng máu bình thường và sự cương cứng vẫn tồn tại. Các bệnh liên quan đến máu có thể góp phần gây ra hội chứng priapism, thường là thiếu máu cục bộ, khi máu không thể chảy ra khỏi dương vật. Những rối loạn này có thể là do:
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Bệnh bạch cầu.
- Rối loạn huyết học khác, chẳng hạn như thalassemia (tan máu bẩm sinh), đa u tủy.
- Sử dụng rượu và ma túy
Lạm dụng rượu, cần sa, cocaine và các loại ma túy bất hợp pháp khác có thể gây ra chứng priapism, đặc biệt là thiếu máu cục bộ priapism.
- Thương tật
Bị hẹp bao quy đầu cũng khiến cho lượng máu chảy về dương vật quá nhiều, gây ra hiện tượng cương cứng dai dẳng. Ngoài ra có thể là do chấn thương ở dương vật, xương chậu, đáy chậu, vùng giữa gốc dương vật và hậu môn.
- Những yếu tố khác
Vết cắn của nhện, vết đốt của bọ cạp hoặc các bệnh nhiễm trùng độc hại khác.
Rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh gút hoặc bệnh amyloidosis.
Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như chấn thương tủy sống hoặc bệnh giang mai.
Ung thư liên quan đến dương vật
Hội chứng priapism có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Máu bị mắc kẹt trong dương vật bị thiếu oxy. Khi sự cương cứng kéo dài quá lâu, máu nghèo oxy này bắt đầu làm hỏng hoặc phá hủy các mô trong dương vật. Kết quả là nếu không được điều trị có thể gây rối loạn cương dương hoặc hoại tử.
Nguồn: [Link nguồn]
Hậu phẫu thuật, người đàn ông phải đối diện với nỗi khổ tế nhị không dám nói với bất kỳ ai.