Người đàn ông bị ung thư sau 30 năm giữ một thói quen

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ông H. (64 tuổi) nhưng có thói quen hút thuốc lá và thuốc lào suốt 30 năm. Khi đi khám bệnh, bác sĩ phát hiện ông mắc ung thư phổi.

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Văn Hiếu, Đơn nguyên can thiệp tim mạch lồng ngực - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi toàn bộ cắt thùy phổi, nạo vét hạch cho ông P.V.H. (64 tuổi, trú tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Người đàn ông vào viện do ho, hạch cổ. Khi làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi.

Được biết, ông H. có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào hơn 30 năm nay. Khi nhập viện, bác sĩ chỉ định bệnh nhân cần được phẫu thuật nội soi toàn bộ cắt thùy dưới phổi phải, đồng thời nạo vét hạch. Bảy ngày sau mổ, tình trạng người bệnh ổn định và được xuất viện.

Quy định cấm hút thuốc trong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phương Anh.

Quy định cấm hút thuốc trong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phương Anh.

Theo bác sĩ Hiếu, phẫu thuật cắt thùy phổi, nạo vét hạch có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư phổi. Phẫu thuật đã được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhiều năm nay. 

Phẫu thuật cắt thùy phổi là kỹ thuật cao, chuyên sâu được chỉ định cho các trường hợp ung thư phổi giai đoạn I,II, IIIa và một số bệnh lý phổi khác. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là vết mổ nhỏ, hạn chế các tai biến trong và sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng, viêm phổi, xẹp phổi, suy giảm chức năng hô hấp… Điều đó giúp người bệnh ít đau, sớm bình phục, rút ngắn thời gian nằm viện.

Theo các bác sĩ, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư… Trong đó, 96,8% bệnh nhân ung thư phổi liên quan tới thói quen hút thuốc.

 Khói thuốc có chứa tới khoảng 7.000 chất độc hại. Trong đó, khoảng 80 chất có khả năng gây ung thư, điển hình là benzopyren, nitrosamine, cadmium, niken… Các chất này xâm nhập vào phổi khiến các tế bào phân chia bất thường và phát triển thành các tế bào ung thư. Do đó, người hút thuốc lá chủ động hay hít phải khói thuốc thụ động đều có thể mắc ung thư phổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuý ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN