Người đàn ông bị tổn thương thận nặng vì tự ý dùng thuốc hạ huyết áp suốt 7 năm
Ông Zhang (45 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp trong một lần khám sức khỏe cách đây 7 năm do lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống kém.
Ông Zhang mua các loại thuốc hạ huyết áp để tự điều trị, bên cạnh đó, vì chủ quan nên ông vẫn giữ thói quen sinh hoạt cũ, hút thuốc, uống rượu và không bao giờ đo huyết áp.
Cho đến gần đây, ông Zhang thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa, đôi khi tức ngực dữ dội. Ông đến bệnh viện kiểm tra, kết quả điện tâm đồ và xét nghiệm máu cho thấy huyết áp của ông Zhang cao tới 216/122mmHg, creatinine trong máu là 932ummol/L, ông bị bệnh urê máu, tổn thương thận.
Dùng thuốc hạ huyết áp có gây hại thận không?
Cao huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất của con người hiện nay, một khi đã mắc phải, bệnh nhân có thể phải dựa vào thuốc để kiểm soát huyết áp trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thuốc rất độc hại, có thể gây tổn thương thận nên họ không ngần ngại tự ý giảm thuốc, ngừng thuốc.
Bệnh viện Ruijin trực thuộc Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) đã đưa ra giải thích:
Trước hết, tăng huyết áp là một căn bệnh mà bản thân nó có thể gây tổn thương thận nên cần phải có phương pháp điều trị khoa học, hiệu quả, chuẩn mực để kiểm soát huyết áp
Thứ hai, để được đảm bảo tuyệt đối trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên dấu hiệu cá nhân của bệnh nhân và sau khi xem xét đầy đủ khả năng thích ứng và chống chỉ định. Thuốc hạ huyết áp phù hợp sẽ không gây hại cho thận.
Cuối cùng, một số loại thuốc hạ huyết áp không những không gây hại cho thận mà còn có một số chức năng bảo vệ thận nhất định .
Vậy tại sao trường hợp của ông Zhang lại bị urê huyết sau khi dùng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài?
Có hai yếu tố chính:
Không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: ông Zhang tự ý uống thuốc và không đều đặn dẫn đến huyết áp dao động lớn và kiểm soát huyết áp không ổn định, có thể ảnh hưởng đến thận. Cầu thận là nơi chủ yếu lọc các chất thải trao đổi chất của cơ thể, huyết áp quá cao sẽ làm giãn nở các “lỗ lọc” của cầu thận. Khi đó, các protein và tế bào máu có ích sẽ tuột ra ngoài dẫn đến tiểu máu, tiểu đạm, dần dần sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, hẹp và xơ cứng mạch máu,… dẫn đến thiếu máu cục bộ và teo thận, cuối cùng phát triển thành suy thận. Đồng thời, nó còn có thể gây tổn thương tim, mắt, não và các cơ quan khác.
Không theo dõi huyết áp: Đặc điểm của bệnh cao huyết áp là huyết áp liên tục tăng cao, do đó, những thay đổi về huyết áp cần được theo dõi thường xuyên và tốt nhất nên ghi nhận và kiểm soát bằng thuốc kịp thời. Tuy nhiên, ông Zhang đã bỏ mặc mọi việc và uống thuốc không đều, khiến huyết áp của ông tiếp tục xấu đi, thuốc hạ huyết áp khó phát huy tác dụng và tình trạng của ông trở nên tồi tệ hơn.
Do đó, khi bị cao huyết áp, mọi người cần hết sức lưu ý trong quá trình điều trị, theo dõi huyết áp thường xuyên, uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng, tránh gây ra những tổn hại khác cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]
Một nghiên cứu lớn từ Canada cho thấy chế độ ăn nhằm đẩy lùi các biến cố chết người hàng đầu như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan không nhất thiết toàn...