Người đàn ông bị tiêu chảy suốt 1 năm, nguyên nhân từ vật dụng rất quen thuộc của nhiều người

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cư dân mạng bất ngờ khi biết thói quen vệ sinh bình giữ nhiệt không đúng cách lại gây tiêu chảy.

Gần đây, một cư dân mạng ở Đài Loan (Trung Quốc) đã đăng bài trên trang Dcard, cho biết mình bị tiêu chảy liên tục từ tháng 3 năm ngoái tới nay. Dù đã thử dùng cả thuốc Đông y lẫn Tây y nhưng vẫn không thể chữa khỏi, tình trạng kéo dài suốt một năm trời.

Dưới lời khuyên của bác sĩ, người này đã đi khám và được nội soi đại tràng, bác sĩ kết luận ruột có nhiều polyp viêm do tình trạng viêm kéo dài. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, anh nhận ra vấn đề có thể bắt nguồn từ việc sử dụng bình giữ nhiệt hằng ngày.

Hóa ra, anh thường xuyên dùng bình giữ nhiệt để đựng trà và thường để qua đêm. Vì lo lắng khi dùng cọ rửa bình có thể để lại cặn nước rửa chén nên anh chưa bao giờ vệ sinh kỹ bình giữ nhiệt, mà chỉ đơn giản tráng qua nước trước khi dùng.

Người đàn ông dùng bình giữ nhiệt sai cách.

Người đàn ông dùng bình giữ nhiệt sai cách.

Mãi đến năm nay, khi anh bắt đầu sử dụng nước rửa chén và cọ bình để làm sạch kỹ lưỡng, anh phát hiện triệu chứng tiêu chảy của mình đã biến mất.

Trong bài đăng của mình, anh cũng nhắc nhở mọi người đừng vì lười biếng mà bỏ qua việc vệ sinh bình giữ nhiệt, nếu không có thể gây hại cho sức khỏe và tốn kém chi phí y tế.

Sự việc này đã gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng. Nhiều người bất ngờ khi biết rằng việc vệ sinh bình giữ nhiệt không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy nghiêm trọng. Một số thừa nhận rằng, họ cũng ít khi làm sạch bình giữ nhiệt kỹ càng, chỉ tráng sơ bằng nước. Một số cư dân mạng còn nhắc nhở rằng nếu có thói quen uống trực tiếp từ bình, vi khuẩn càng dễ bám lại: “Nước bọt chứa đầy vi khuẩn nên nước trong bình chắc chắn sẽ bị nhiễm khuẩn”.

Bác sĩ giải thích rằng, bề mặt ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, hình thành “màng sinh học”, từ đó làm ô nhiễm nước uống trong bình. Đối với từng loại bình giữ nhiệt khác nhau, bác sĩ đưa ra những hướng dẫn vệ sinh phù hợp: bình giữ nhiệt bằng thép không gỉ có thể được ngâm trong nước nóng pha với natri cacbonat từ 1-2 giờ rồi rửa sạch, còn bình có lớp tráng phủ bên trong thì không nên chà rửa mạnh bằng baking soda, axit citric hoặc natri percacbonat vì có thể làm hỏng lớp phủ.

Ngoài ra, một số cư dân mạng cũng chia sẻ những phương pháp vệ sinh hữu ích. Ví dụ, sử dụng viên sủi làm sạch răng giả, ngâm trong 24 giờ rồi rửa lại với nước rửa chén, hiệu quả được đánh giá là rất tốt. Một số khác đề xuất dùng nước rửa chén enzyme chuyên dụng cho thú cưng hoặc trẻ sơ sinh, vì những loại này ít tạo bọt, chỉ cần dùng nước ấm rửa lại là có thể làm sạch nhanh chóng.

Sự việc này là một lời nhắc nhở rằng, những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hằng ngày như việc vệ sinh bình giữ nhiệt có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, bất kể sử dụng loại bình nước nào, mọi người cũng nên duy trì thói quen làm sạch thường xuyên và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn nước uống và phòng tránh rủi ro sức khỏe.

TRUNG QUỐC - Sau khi ăn lẩu, người đàn ông đi ra ngoài trời lạnh giá rồi đột ngột ngất xỉu, phải đi cấp cứu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Chinapress) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN