Người đàn ông bị thủng khí quản do làm việc này trong lúc hắt hơi

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một người đàn ông đã bị thủng khí quản vì kìm nén cơn hắt hơi đã phải nhập viện gấp.

Nam bệnh nhân người Anh (khoảng 30 tuổi) bị viêm mũi dị ứng, vào thời điểm xảy ra vụ việc, anh ta đang lái xe và đột nhiên muốn hắt hơi, để tập trung lái xe nên đã bịt mũi và ngậm miệng lại để kìm nén, anh ta hắt hơi nhưng điều này khiến cổ bị đau dữ dội, nam bệnh nhân ngay lập tức đi cấp cứu để điều trị.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi sờ nắn người đàn ông, bác sĩ phát hiện cổ họng anh ta phát ra âm thanh nứt nẻ và cử động bị cản trở nên ngay lập tức sắp xếp chụp CT. Kết quả cho thấy khí quản của người đàn ông có vết rách 2x2x5mm, kèm theo tràn khí trung thất.

Nhân viên y tế tại bệnh viện chỉ ra rằng vết thương ở khí quản thường do chấn thương, chẳng hạn như do vật sắc nhọn hoặc cùn, và tình trạng của người đàn ông được gọi là "thủng khí quản tự phát" cho đến nay chưa phát hiện được trường hợp tương tự. 

Nhân viên y tế kết luận vết thương là do khí quản đóng lại khi hắt hơi, khiến áp lực trong khí quản tăng nhanh "tương đương như một vụ nổ".

May mắn thay, vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ đánh giá rằng không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, anh không được phép tập luyện vất vả trong hai tuần. Trong lần kiểm tra gần đây, người đàn ông đã bình phục hoàn toàn. 

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người không nên bịt mũi để kìm cơn hắt hơi khi ngậm miệng vì điều này có thể dẫn đến thủng khí quản.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhịn hắt hơi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Trong lúc hắt hơi, tất cả áp suất không khí tích tụ trong phổi của bạn sẽ thoát qua mũi. Khi bạn chặn đường thoát không khí bằng cách bấm mũi hoặc miệng trong lúc hắt hơi, không khí sẽ bị đẩy vào tai của bạn. Áp lực không khí sẽ có thể đi vào tai giữa và gây ảnh hưởng xấu lên màng nhĩ.

- Nhịn hắt hơi sẽ khiến khoang mũi không được làm sạch và các tác nhân gây hại sẽ có điều kiện xâm nhập sâu hơn, gây bệnh cho cơ thể.

- Khi cố gắng nhịn hắt hơi, áp lực nội sọ tăng lên đáng kể. Các lưu lượng máu đến não của chúng ta bị phá vỡ và các mạch máu và các mô thần kinh bị nén. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, thậm chí ảnh hưởng cả đến thính giác.

- Áp lực khi nhịn hắt hơi còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.

- Cơ hoành (phần cơ nằm dưới khung xương sườn, chịu trách nhiệm kiểm soát việc hít thở) cũng có nguy cơ chấn thương vì áp lực tăng đột ngột.

Thế giới vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên được biết khi một người đàn ông đã rách một lỗ nhỏ trên khí quản sau khi cố gắng nhịn hắt hơi. Nếu bạn đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN