Người đàn ông bị suy đa tạng sau khi xuất hiên một vết loét ở bụng
Bác sĩ cho biết, vết loét vùng bụng của bệnh nhân do mò đốt. Hiện người này có tình trạng suy đa tạng, tổn thương gan và viêm phổi nặng.
Tiến sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết, bệnh viện đang điều trị cho nam bệnh nhân 46 tuổi bị tổn thương gan, phổi do mò đốt.
Cách ngày nhập viện khoảng một tuần, người đàn ông 46 tuổi (trú tại Đà Bắc, Hoà Bình) đi phát cỏ ở đồi keo. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện một vết loét ở vùng bụng kèm theo sốt cao, rét run, đau mỏi người.
Người đàn ông bị mò đốt.
Ngày 16/12, người này xuất hiện khó thở, được cơ sở tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cấp cứu.
Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận vết loét vùng bụng của bệnh nhân do mò đốt. Hiện người này có tình trạng suy đa tạng, tổn thương gan và viêm phổi nặng. Các bác sĩ đã hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Theo BS Tình, sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis gây nên. Bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu. Sốt mò biểu hiện đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.
Sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tổn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan…) là dấu hiệu chủ yếu của bệnh. Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng.
BS Hoàng Công Tình cũng cho biết, ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, cỏ ẩm ướt, hang đá hoặc nơi có các loài gặm nhấm. Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ.
Sau 4-5 ngày, chúng vỡ ra thành nốt kích thước 0,5-2 cm, có vảy đen. Khi bong vảy, nó sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Vết loét không đau nên dễ bỏ sót.
Để tránh bị ấu trùng mò đốt, bác sĩ Tình khuyến cáo người dân khi đi nương rẫy, đồi núi cần mặc quần áo kín, có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate.
Ngoài ra, nên bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở, tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Sau khi ăn loại côn trùng này, ông B. vào nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nổi mẩn đỏ toàn thân, rét run, khó thở, huyết...
Nguồn: [Link nguồn]