Người đàn ông bị ong đốt hơn 300 nốt, bác sĩ chỉ cách sơ cứu khi bị ong tấn công

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Bác sĩ cảnh báo, thời điểm chuyển mùa, ong sinh sôi nhiều nên số lượng ca bị ong đốt thường gia tăng.

Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai vừa cứu sống 2 bệnh nhân bị ong đốt.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân hơn 60 tuổi bị ong đốt tới hơn 300 nốt.

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), do được nhập viện sớm, điều trị kịp thời, nên quá trình điều trị cho nam bệnh nhân này thuận lợi hơn. Bệnh nhân hiện cũng đã hồi phục sức khỏe.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ 90 tuổi, nhập viện trong tình trạng bị ong đốt gần 130 nốt. Bệnh nhân bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Các bác sĩ đã phải truyền huyết tương và lọc máu liên tục cho bệnh nhân. May mắn, tới thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo, thời điểm chuyển mùa, ong sinh sôi nhiều nên số lượng ca bị ong đốt thường gia tăng. Tùy loài ong mà nọc độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với vài vết đốt như ong vò vẽ, ong đất (ong bắp cày), ong bầu.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo các bác sĩ, khi bị ong đốt cần phải sơ cứu ban đầu bằng cách:

- Loại bỏ ong, loại bỏ ngòi nọc với phương pháp dùng móng tay hoặc dùng nhíp.

- Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước sạch hoặc khử trùng vết đốt bằng cồn 70 độ nếu có điều kiện.

- Băng phủ nhẹ vết đốt bằng băng gạc sạch để bảo vệ và giữ sạch vết đốt.

- Có thể chườm lạnh vùng bị ong đốt để giảm đau và giảm phù nề. Chú ý việc tháo nhẫn, vòng đeo tay ở phần tay bị đốt để tránh chèn ép mạch máu khi có tình trạng phù nề xảy ra.

- Sau đó, theo dõi phát hiện các dấu hiệu bị dị ứng, nhiễm độc để kịp thời gọi nhân viên y tế và đưa trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất và thuận tiện nhất nhằm kịp thời xử trí.

- Cần đến ngay cơ sở y tế đối với các trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân, có vết đốt sưng nề nhiều và lan rộng, bị ong đốt nhiều chỗ với trên 10 vết đốt, có dấu hiệu bị nhiễm độc hoặc có biểu hiện bệnh lý toàn thân như khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhập viện vì nghe thầy lang chữa bệnh bằng cách cho ong đốt

Thầy lang dùng phương pháp ong châm để giúp bệnh nhân giảm đau chân tay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN