Người đàn ông bất ngờ phát hiện mắc 2 loại ung thư thừa nhận thường xuyên có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Người đàn ông mắc 2 loại ung thư cùng lúc thừa nhận vì tiết kiệm nên thường sử dụng nồi chảo chống dính đã bị bong tróc trong thời gian dài. Điều này tưởng vô hại nhưng thực chất ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe.
Thói quen hàng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Vừa qua, bác sĩ phòng chống độc Lưu Bác Nhân (Đài Loan, Trung Quốc) đã chia sẻ trường hợp một người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư, đó là ung thư thận và ung thư bàng quang mà không rõ nguyên nhân.
Khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện chỉ số PFOS vượt quá mức cho phép. Trong khi chỉ số của người bình thường là 3,5 - 25,7, nhưng chỉ số của bệnh nhân này cao tới 35,97. Cùng với đó, một số chỉ số về thận khác của bệnh nhân đều ở mức cao hơn bình thường.
Ảnh minh họa
Sau khi thăm hỏi, bác sĩ Lưu Bác Nhân được biết, vì tiết kiệm, người này thường sử dụng nồi chảo chống dính đã bị bong tróc trong thời gian dài. Điều này tưởng vô hại nhưng thực chất ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Bác sĩ cho biết, những chiếc nồi, chảo chống dính khi đã bị hư hại lớp chống dính sẽ rất dễ sản sinh ra các chất độc hại như Teflon. Khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không dễ đào thải. Lâu dài sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
Cùng với đó, nhiều người vẫn thường có thói quen rửa chảo nóng bằng nước lạnh vì cách đó có thể khiến giúp dễ dàng rửa trôi các vết bẩn. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ khiến lớp chống dính phủ trên bề mặt chảo bị ảnh hưởng, dễ hư hỏng và tăng nguy cơ nhiễm độc vào thực phẩm.
Việc vệ sinh lâu ngày bằng cách này có thể gây móp, nứt hoặc bong tróc màng sơn phủ trong nồi, chảo có lớp chống dính. Khi kim loại dưới lớp chống dính bị lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí dẫn đến oxy hóa sẽ tạo thành chất axit perfluorooctanoic (PFOA).
Chất này có thể tồn tại trong cơ thể con người tới 3 năm, không chỉ ảnh hưởng tới tuyến giáp mà còn dẫn đến mãn kinh sớm ở phụ nữ, tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ủy ban Cố vấn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã phân loại PFOA là chất có thể gây ung thư.
Cảnh giác dấu hiệu cảnh báo ung thư thận
Ung thư thận có tỉ lệ mắc mới thay đổi tùy từng khu vực, ở Mĩ tỉ lệ mắc khoảng 10,9%, Nhật Bản là 5,4% và Việt Nam khoảng 1,2%.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của ung thư thận chưa thực sự rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đã được chỉ ra bao gồm: hút thuốc lá, phơi nhiễm với amiante , tiếp xúc với hóa chất, thận đa nang,..
Ung thư tế bào thận có bệnh cảnh lâm sàng rất phong phú và đa dạng. Bệnh có thể diễn biến tiềm tàng và khi có các triệu chứng điển hình thì thường đã ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng cơ năng thường gặp của ung thư thận bao gồm:
Đái ra máu: Là triệu chứng hay gặp chiếm 80% trường hợp. Đái máu toàn bãi, đại thể, có thể tự hết rồi tái phát, không sốt.
Đau tức thắt lưng: thường người bệnh có cảm giác đau tức âm ỉ thắt lưng do u làm căng bao thận.
Khối thắt lưng: Thường khám thấy dấu hiệu chạm thắt lưng khi khối u thận to.
Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện của các hội chứng cận ung thư như sốt kéo dài, gầy sút, đa hồng cầu, tắng huyết áp, tăng canxi máu,….
Cảnh giác dấu hiệu ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là các khối ác tính nằm trong bàng quang. Ung thư bàng quang bắt đầu khi các tế bào trong bàng quang xuất hiện những thay đổi (đột biến) trong DNA. Các tế bào này nhân lên nhanh chóng và tiếp tục tồn tại trong khi các tế bào bình thường chết đi. Các tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh. Theo thời gian, các tế bào này có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ảnh minh họa
Ung thư bàng quang rất khó nhận biết vì những dấu hiệu đầu tiên thường dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Tuy nhiên, bạn cũng nên lắng nghe một số biểu hiện của cơ thể và thăm khám chuyên sâu khi có những dấu hiệu dưới đây:
- Tiểu ra máu, có thể từng đợt hoặc đại thể suốt bãi
- Tiểu đau, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu không tự chủ
- Nước tiểu có màu lạ, đặc trưng là sẫm màu
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
Ở giai đoạn muộn, khi ung thư di căn xâm lấn các vùng lân cận, bệnh nhân có thể gây đau bên hông lưng, đau vùng xương mu, đau hạ vị, đau xương, đau đầu.
Người bệnh nên đến các trung tâm y tế để khám, tầm soát nếu phát hiện các triệu chứng kể trên. Từ đó bác sĩ đưa ra cách điều trị ung thư bàng quang phù hợp, tránh để lại biến chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh nguy hiểm dễ di căn, tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường không rõ triệu chứng.
Nguồn: [Link nguồn]