Người đàn ông 56 tuổi uống giấm mỗi ngày để làm mềm mạch máu, 6 tháng sau kết quả ra sao?

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Sự xơ cứng của mạch máu là căn nguyên của các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Thủ phạm chính của các bệnh tim mạch và mạch máu não là do mạch máu bị xơ cứng, hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Khi mọi người mới sinh ra thì động mạch và mạch có tính đàn hồi, thành trong tương đối nhẵn. Theo tuổi tác, do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và các yếu tố bệnh tật, các mạch máu sẽ mất tính đàn hồi và trở nên thô ráp, đó là xơ cứng động mạch.

Trong quá trình này, nếu có tổn thương thành trong mạch máu, lipid tiếp tục tích tụ, mô xơ tăng sản, canxi lắng đọng sẽ hình thành mảng xơ vữa mạch máu.

Sau khi xơ vữa động mạch xảy ra, cần được điều trị một cách khoa học, nhưng một số người thường nghe theo một số bài thuốc dân gian và đi theo những con đường khác thường.

Ông Vương (Trung Quốc) là giám đốc kinh doanh của một công ty, năm nay ông 56 tuổi, trong 1 lần khám sức khỏe, ông phát hiện các mạch máu đã bị xơ cứng. Vì rất lo lắng nên ông bắt đầu đi khám và tra cứu online cho một số phương pháp làm mềm mạch máu.

Ông nghe nói uống giấm có thể làm mềm mạch máu, nên đã kiểm trì mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ. Nửa năm sau, ông Vương bị đau bụng dữ dội và đến viện khám.

Bác sĩ kiểm tra cho biết, mảng xơ vữa mạch máu không những không co lại mà còn tăng lên, ngoài ra còn thêm bệnh viêm loét dạ dày.

Người đàn ông 56 tuổi uống giấm mỗi ngày để làm mềm mạch máu, 6 tháng sau kết quả ra sao? - 1

Bác sĩ nói uống giấm không thể làm mềm mạch máu, không nên mù quáng thử, huống chi uống nhiều trong thời gian dài.

Trên thực tế, uống một lượng nhỏ giấm có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, bởi giấm khi đi vào cơ thể con người có thể thúc đẩy axit dịch vị tiết ra, tăng nhu động của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, giấm sau khi đi vào cơ thể con người có thể trực tiếp đến dạ dày và ruột, thông qua quá trình tiêu hóa và phân hủy, các chất dinh dưỡng sẽ đi vào các bộ phận khác của cơ thể, khi đi vào mạch máu thì không còn là giấm, vì vậy nó không thể làm mềm mạch máu.

Nếu bạn thường ăn quá nhiều giấm sẽ làm tăng lượng axit dịch vị trong cơ thể, gây kích thích dạ dày, từ đó khó chịu đường tiêu hóa và mang đến những phiền toái không đáng có.

Người đàn ông 56 tuổi uống giấm mỗi ngày để làm mềm mạch máu, 6 tháng sau kết quả ra sao? - 2

Muốn tốt mạch máu, mọi người thật sự ghi nhớ 3 điều sau:

1. Từ bỏ

Nếu muốn duy trì mạch máu khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ những thói quen ăn uống không tốt hằng ngày như hút thuốc, uống rượu, uống nước có ga, ăn nội tạng động vật,… Nếu không từ bỏ những thói quen xấu này, cơ thể sẽ bị tổn thương, tốc độ xơ cứng mạch máu tăng nhanh, dễ gây ra những bất thường trong hệ thống trao đổi chất.

2. Kiểm tra

Bệnh nhân có bệnh mãn tính cần kịp thời kiểm tra các chỉ số huyết áp, lipid máu, đường huyết xem có bình thường không, nếu phát hiện vượt quá tiêu chuẩn phải can thiệp kịp thời, tránh tổn thương mạch máu.

Người đàn ông 56 tuổi uống giấm mỗi ngày để làm mềm mạch máu, 6 tháng sau kết quả ra sao? - 3

3. Nghe

Khi mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân nên tuân theo sự hướng dẫn hoặc lời khuyên của bác sĩ, không dựa vào cảm tính của bản thân, bởi một số bệnh nhân sẽ tự ý ngừng hoặc giảm thuốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Thường xuyên tức ngực, khó thở: Không phải bệnh tim mạch, đây mới là “quả bom hẹn giờ” đưa bạn đến gần ung thư

Bạn thường xuyên tức ngực, khó thở. Mũi hít vào nhưng cảm giác không có oxy mà phải há miệng lấy hơi. Khó thở mọi lúc mọi nơi, khiến bạn luôn mệt mỏi. Bạn nghĩ rằng mình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH TRANG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN