Người đàn ông 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng thừa nhận thường xuyên làm việc này

Sự kiện: Ung thư trực tràng
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Do tính chất công việc, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng thừa nhận từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.

Người đàn ông mắc ung thư đại trực tràng có thói quen thường xuyên nhịn đại tiện

Vừa qua, bác sĩ Chen Rongjian người Đài Loan (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân 50 tuổi bị ung thư đại trực tràng.

Được biết, do tính chất công việc, người đàn ông này từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.

Khi bước sang tuổi 30, 40, thần kinh tự chủ của ông ta đã quen với thói quen này và khiến ông ta rất khó để đi đại tiện, thậm chí có khi ngồi trong nhà vệ sinh cả 1 tiếng đồng hồ mà cũng không thể đi ngoài được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để giải quyết nhu cầu cá nhân của mình, anh thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng, thụt tháo nhưng chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Gần đây, do bị chướng bụng và cảm thấy có gì đó không ổn nên đến viện khám. Sau khi nội soi và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận anh bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.

Tiến sĩ Chen trích dẫn nghiên cứu quốc tế và chỉ ra rằng việc nhịn đại tiện trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. "Việc giữ lại phân sẽ khiến môi trường ruột già trở thành môi trường lên men không lành mạnh, dễ dẫn đến hình thành vết thương trên niêm mạc". Ông cũng nhắc nhở rằng khi không tiện đi vệ sinh bên ngoài, "thỉnh thoảng nhịn đại tiện cũng được, nhưng không được trở thành thói quen thường xuyên".

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn đại tiện

Thông thường cảm giác buồn đại tiện xuất hiện sau lúc bạn ăn hoặc uống cà phê bởi cà phê có tác dụng kích thích đường ruột.

Việc nhịn đại tiện nghĩa là bạn phải thắt chặt cơ vòng. Nhịn trong 2 tiếng, bạn sẽ nhận thấy áp lực ở ổ bụng. Sau 6 giờ, cơ thể bắt đầu tác động đến phân và điều này không hề tốt. Bạn có thể mất cảm giác buồn đại tiện, không phải vì chỗ chất thải biến mất mà bởi bạn đang dần bị táo bón.

Sau 12 giờ, bụng căng lên do áp lực và không thể phẳng lại dù bạn cố giữ. Càng ở lâu bên trong cơ thể, phân lại càng cứng, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Để tránh mọi hậu quả không mong muốn, bác sĩ Sonpal khuyến cáo đi vệ sinh ngay khi cơ thể báo hiệu hoặc muộn nhất là 1-2 tiếng.

Bệnh tiểm ẩn do thói quen nhịn đại tiện thường xuyên gây ra

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gây táo bón

Ruột già có khả năng hấp thụ nước từ phân. Khi nhịn đi đại tiện, phân sẽ nằm lâu hơn trong ruột và được hấp thụ nước nhiều hơn. Tình trạng này sẽ khiến phân khô và dẫn đến táo bón.

Gây bệnh trĩ

Khi phân khô cứng và khó tống ra ngoài thì sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn. Áp lực này đến từ việc ngồi quá lâu và cố rặn quá mạnh. Các tĩnh mạch chịu áp lực thời gian dài sẽ bị viêm và gây bệnh trĩ. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh là gây khó chịu hậu môn, đau ngứa, thậm chí chảy máu hậu môn.

Gây viêm đường tiết niệu

Đại tràng, hay còn gọi là ruột già, và bàng quang đều nằm gần nhau trong cơ thể, có các dây thần kinh kết nối với nhau. Nhịn đi đại tiện quá lâu sẽ khiến ruột già bị đầy và chèn ép bàng quang, dẫn đến cảm giác mắc tiểu dù có thể bàng quang chưa thực sự đầy.

Ngoài ra, có quá nhiều phân trong ruột già cũng sẽ tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguy cơ sa trực tràng

Nhịn đại tiện lâu ngày có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sa trực tràng. Theo nguyên lý, khi phân được tích tụ đủ ở trong ruột sẽ tạo phản ứng kích thích đến não bộ gây ra cảm giác buồn đi đại tiện. Nhưng nếu bạn nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài, trực tràng sẽ không còn bị kích thích như trước nữa và dần dần bị sa ra ngoài (hiện tượng này gần giống với bệnh trĩ). 

Tăng nguy cơ ung thư ruột

Phân không được đào thải đồng nghĩa với các độc tố trong cơ thể bị giữ lại, thậm chí là bị hấp thụ vào cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, miễn dịch kém. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ và ung thư đường ruột, ung thư đại trực tràng ở những người cố nhịn đi đại tiện.

Xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học để phòng bệnh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Bạn nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi, các loại hạt. Ăn thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, bơ,... 

- Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ để kích thích nhu động ruột.

- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng, các chất kích thích như cà phê, nước trà, bia, rượu.

- Mỗi ngày uống đủ nước khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Nên uống nước ấm sau khi thức dậy và khi đói bụng.

- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga,...

- Mỗi ngày ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày. Tập thói quen không thức khuya, đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm.

- Tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện quá lâu.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo các bác sĩ, những người thừa cân, béo phì; người ít vận động, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng... sẽ gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư trực tràng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN