Người đàn ông 43 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường và ung thư tụy trong chưa đầy 1 tháng
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư rất phổ biến của hệ tiêu hóa. Đây được mệnh danh là “vua của các loại ung thư”, là căn bệnh cực kỳ ác tính, với tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%.
Ông Gao (Trung Quốc), 43 tuổi, không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tụy.
Ông Gao có thói quen thường xuyên đi ăn liên hoan cùng đồng nghiệp, mỗi lần đi đều ăn nhiều thịt cá, vì vậy dáng người của ông tương đối béo.
Tuy nhiên, vì ăn theo kiểu này mà cách đây một tháng, do đường huyết tăng cao đột ngột nên ông Gao đã phải đến bệnh viện.
Bác sĩ cho biết ông đã bị bệnh tiểu đường và yêu cầu ông uống insulin, tuy nhiên do công việc bận rộn nên ông đã không chú tâm điều trị và thường xuyên bỏ thuốc.
Cách đây vài ngày, ông Gao đột ngột ngất xỉu khi đang làm việc, đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Bác sĩ cho biết: Có một mối quan hệ bệnh tiểu đường và ung thư tuyến tụy. Nói chung, những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường type II, có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao gấp 2-3 lần.
Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy trong ống nghiệm. Ngược lại, việc xuất hiện bệnh lý tuyến tụy cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin ở một mức độ nhất định, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và nó dẫn đến rất nhiều biến chứng. Có 4 dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã biến chứng, cần phải đề phòng.
1. Nước tiểu có điểm lạ
Ở giai đoạn đầu của bệnh thận do tiểu đường sẽ có hiện tượng lượng nước tiểu tăng lên, nước tiểu có bọt nhiều và đặc. Một khi bệnh nhân đái tháo đường thấy nước tiểu có bọt khi đi vệ sinh vào buổi sáng, có nghĩa là tình trạng bệnh ngày càng nặng và đã có biến chứng, nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm kịp thời.
2. Tê bì lòng bàn chân
Đó là do hiện tượng bệnh lý của dây thần kinh chi dưới ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác xung quanh bàn chân, xảy ra hiện tượng tê bì lòng bàn chân. Da ở chi dưới của bệnh nhân có biểu hiện khô do không có mồ hôi, gót chân sẽ có cảm giác hơi ngứa ran hoặc thậm chí là tê cứng, khi đi bộ có cảm giác gai chân.
3. Nhìn mờ, đề phòng bệnh võng mạc
Loại trừ việc thiếu ngủ và hoạt động mắt quá nhiều, việc nhìn mờ có thể liên quan đến bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa, vì vậy cần phải hết sức cẩn trọng. Nên đi khám ngay khi mắt hoạt động không bình thường, đặc biệt nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, với những người chưa mắc tiểu đường, cần kiểm tra lại lượng đường trong máu 2 lần 1 năm.
4. Tức ngực
Biến chứng mạch máu vĩ mô là một biến chứng tiểu đường thường gặp, có liên quan đến bệnh tiểu đường phức tạp do bệnh tim mạch, nó sẽ khiến xơ vữa động mạch xuất hiện sớm và tăng nhanh. Điều này gây ra triệu chứng tức ngực.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy làm các cách dưới đây:
1. Mát xa giúp giảm lượng đường trong máu
Xoa bóp có thể làm tăng tiết insulin, đẩy nhanh quá trình sử dụng đường thông qua xoa bóp, giảm sự hấp thụ đường, điều chỉnh hệ thống trung tâm để bình thường hóa khu vực trao đổi chất và cải thiện vi tuần hoàn, do đó ngăn ngừa biến chứng.
2. Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhạt hơn
Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn cũng phải kiểm soát chế độ ăn uống. Cố gắng ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, vừa tránh các bệnh mãn tính như béo phì, lipid máu cao.
Trong cuộc sống hằng ngày, tránh xa các loại đồ ăn vặt, đồ chua đã qua chế biến, đồng thời kiểm soát việc ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều calo.
Đảm bảo chế độ ăn nhạt, ít muối và đường, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ sẽ hữu ích hơn cho việc kiểm soát đường huyết.
3. Tập thể dục nhiều hơn
Thái cực quyền, chạy bộ, đi bộ và các bài tập khác đều có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh.
Trước khi vận động, hãy thực hiện một số bài tập khởi động cường độ thấp. Để tránh bị hạ đường huyết khi tập luyện, hãy mang theo kẹo.
Trong quá trình tập luyện: chú ý đến sự thay đổi của nhịp tim, nếu khát có thể uống một chút nước ấm.
Sau khi vận động: Không nên tắm nước lạnh ngay lập tức. Lau mồ hôi kịp thời để tránh bị nhiễm lạnh và cẩn thận trầy xước, bầm tím, đặc biệt là bàn chân.
Chỉ vì ăn dưa hấu để qua đêm mà một người đàn ông đã bị hoại tử ruột, các bác sĩ đã cứu sống nhưng buộc phải...
Nguồn: [Link nguồn]